2/1/12

LỊCH SỬ CÁC BÀI THÁNH CA - Phần 5

Đây là lịch sử của một số bài thánh ca bất hữu qua 5 phần của "Lịch sử các bài thánh ca" được sưu tập từ các nguồn khác nhau, tuy rằng không thể đầy đủ hết, nhưng hy vọng nó sẽ giúp các bạn tăng thêm kiến thức về các bài hát Thánh ca, cũng như thêm lòng yêu mến Chúa và kinh nghiệm hơn về tình yêu diệu kỳ của Chúa Jêsus Christ. - Phong Lee
Thánh ca 217: TÂM TÔI RÀY VĂNG VẲNG LINH ÂM GIAI ĐIỆU
“He keesp me singing”
“Tâm tôi rày văng vẳng linh âm giai điệu, Giê Xu luôn se sẽ ca ngâm: “Đừng kinh sợ chi, có Ta đương lo liệu.” trầm bổng trên cuộc thế thăng trầm. Giê Xu, Giê Xu, Giê Xu, tốt đẹp bấy hồng danh! Ngài làm cho tôi thoả tình, mừng hát trong mọi bước Thiên trình.”
Cứ mỗi lần nghe Hội thánh hát bài Thánh ca Linh âm giai điệu, tôi bỗng nhớ tác giả bài Thánh ca ấy. Tôi được hân hạnh quen biết ông ta tại Hội thánh nhỏ ở thôn quê miền Bắc tiểu bang Carolina Hoa Kỳ. Bấy giờ ông ta còn là một thanh niên khỏe mạnh, đẹp trai. Ông có một đức tin mãnh liệt, một lối giảng linh động và hấp dẫn lạ thường, khiến cho kỷ niệm lần gặp gỡ lần đầu ấy khó phai mờ trong trí tôi.
Sau đó một thời gian, chúng tôi gặp lại nhau, L.B. Bridgers thủ thỉ với tôi về cuộc lương duyên tốt đẹp mà Chúa đã sắp đặt cho ông với một thiếu nữ ở Kentucky, về ơn lành của ĐCT đối với vợ chồng ông, ba đứa con trai kháu khỉnh làm gia đình ông thêm hạnh phúc. Ông nói : Anh ạ, tôi rất ước ao ĐCT sẽ kêu gọi cả 3 con trai tôi hầu việc Ngài. Nếu cả 3 con tôi đều đi giảng tin lành thì rất là phước hạnh cho gia đình tôi.
Chính lúc cuộc đời vợ chồng L.B. Bridgers tươi sáng, thơ mộng như thế, ông đã sáng tác bài Thánh ca “Linh âm giai điệu”. Tôi còn nhớ một câu trong bài Thánh ca nầy “Đôi khi Ngài đưa dắt qua cơn ba đào, dọc đường gặp thử thách ngăn trở. Dầu lên đèo, lên dốc, xuống thác, qua hào, nhìn dấu chơn Ngài trước sờ sờ”. Có ai ngờ L.B. Bridgers đã nói tiên tri về cuộc đời của mình sau này.
Một thời gian khá lâu sau, chúng tôi lại gặp nhau, Luther B.Bridgers đã thuật lại câu chuyện bi đát của đời ông : Một buổi sáng kia, tôi đi giảng tại một chi hội gần thị xã Kentucky, vợ và 3 con tôi tiễn tôi ra tận đầu ngỏ. Đi một quảng xa, tôi quay lại nhìn, vẫn thấy vợ tôi tay bồng đứa bé nhất, còn 2 đứa lớn đứng cạnh bà tươi cười vẫy tay và nói với theo : Chúc ba đi bình an nhé ! Tôi cười vẫy tay với gia đình rồi lật đật chạy ra ga xe lửa. Tôi đi giảng 2 tuần lễ và trong đêm Chúa nhật cuối cùng của cuộc phục hưng, khoảng 1 giờ sáng, giữa lúc tôi đang ngủ thì tiếng chuông điện thoại reo. Đầu kia, một giọng hối hả vang lên: – Có phải ông L.B Bridgers đó không ?
– Vâng, tôi đây.
– Thưa ông, chúng tôi rất đau đớn báo tin ông rõ. Hồi tối, căn nhà của ông bị hỏa hoạn, bà và 3 cháu đều bị chết cháy cả. Nghe ông thuật đến đó, tôi xúc động quá, vội hỏi : “Thế rồi anh làm gì ?
L.B Bridgers đáp : Lúc ấy ma quỉ cười nhạo tôi : “Luther ơi, ngươi thấy chưa? ĐCT có thương yêu gì ngươi đâu, Ngươi đi vắng, chẳng ai bảo vệ gia đình ngươi cả. Vợ con ngươi đã làm mồi cho ngọn lửa, ngươi còn thờ phượng ĐCT chăng ?”
Tôi bèn quì xuống bên chiếc điện thoại mà thưa rằng: “Lạy ĐCT, con đi giảng cho bao nhiêu người, từng nói với họ rằng : Thánh Linh có thể an ủi họ trong cơn thử thách khổ đau. Chúa ơi ! Giờ đây, con xin Ngài dùng Thánh Linh an ủi con trong cảnh khốn nạn nầy.”
Cám ơn Chúa ! Giữa cơn ba đào khủng khiếp, lòng tôi được bình an vì cảm biết ĐCT gần mình. Cánh tay toàn năng của Ngài đang âu yếm, bao phủ tôi. Sáng hôm sau, tôi quay về Harro Suburg, đứng nhìn tất cả sản nghiệp của mình chỉ còn lại đống tro tàn. Tôi thấy người ta đang nhặt vài mẫu xương đã cháy thành than. Đó là di tích của mái ấm gia đình của tôi. Họ bỏ những mảnh xương ấy vào chiếc quan tài. Tôi bỗng nhìn thấy một vật sáng lấp lánh trong đống tro. Tôi cúi xuống lượm lên, đó là mãnh thép của chiếc đồng hồ đeo tay mà tôi đã tặng vợ tôi trong dịp sinh nhật cuối cùng của đời nàng. Tôi vẫn nhớ rõ, khi nhận chiếc đồng hồ ấy, vợ tôi rất sung sướng và cảm động, khen tôi là người chồng tốt, người cha hiền.
Luther bảo : Anh ơi, tôi không còn sức chịu đựng nữa”, tôi quyết định bỏ quê nhà ra đi với chiếc valy cũ kỹ và tấm lòng tan vỡ để tiếp tục chức vụ. Sáu tuần lễ sau tấn thảm kịch, nhà truyền đạo Luther B. Bridgers chủ tọa một Hội đồng phục hưng tại một chi hội Giám lý ở Richmond, tiểu bang Virginia. Mục sư chủ tọa chi hội ấy là Tấn sĩ Samhatcer tiếp đãi Luther và tôi trong tư thất của ông. Chúng tôi ngủ chung một phòng. Một đêm kia, đang ngủ bỗng tôi nghe tiếng Luther nói : “Tôi đây mình ơi ! Tôi đang đến đây”. Rồi ông bước xuống khỏi giường, khóc nức nở và cầu nguyện : “Chúa ơi, con không hiểu vì sao tai nạn nầy xảy ra. Con không hiểu, Chúa ơi con xin Ngài đừng để con thất vọng. Lạy Chúa Giêxu ! Bao nhiêu người đang trông đợi nơi con, xin Ngài giúp con trung tín”.
Sau khi ông lên giường ngủ lại nghe tiếng ngáy đều, tôi mới rón rén thức dậy bật đèn lên, thấy ông đang gối đầu trên cánh tay ngủ ngon lành, hai má còn ướt nhưng nét mặt tươi tắn. Tôi đứng nhìn ông một lát rồi không ngăn được nước mắt. Tôi nói : “Luther ơi, bài giảng vĩ đại hơn hết mà anh giảng cho thế gian nầy chính là cách anh chịu đựng sự đau khổ của mình trong giờ phút anh phải uống chén đắng cay”.
Đêm chót của cuộc phục hưng, Hội thánh hát bài Thánh ca “Tôn vinh giai điệu”, “Giê Xu, Giê Xu, Giê Xu. Tốt đẹp bấy hồng danh. Ngài làm cho tôi thỏa tình, mừng hát trong mọi bước Thiên trình”. Tôi bắt đầu suy nghĩ ý nghĩa danh Giê Xu đối với Luther sâu nhiệm và cao quý dường nào. Nhất là trong cơn thử thách đớn đau hơn hét của đời ông.


Thánh ca 223: CHÈO RA
“Lauch out”
“Kìa thật hồng ân Cha mênh mông như biển lớn lao, thăm thẳm bát ngát ai đo được nào. Lên thuyền cùng đoạn neo, ra khơi biến tăm ngay, trong dòng hồng ân kia thẳm sâu thay. Chèo ra ngoài biển thẳm sâu, dứt hết neo dằng bấy lâu; bạn chèo ta hỡi, cùng chèo ra biển thiêng liêng, chỗ luồng ân điển vẹn tuyền.”
Tiến sĩ A.B. Simpson sinh ngày 15-2-1843 tại Canada. Tin Chúa khi còn học Trung học, nhận biết Chúa kêu gọi nên ông đã dâng mình khi lên Đại học. Sau khi tốt nghiệp Thần học, ông hầu việc Chúa tại một Hội thánh Trưởng lão, được nổi tiếng nhưng ông vẫn thấy công việc mình chưa đạt kết quả. Chúa cho ông một khải thị. Ông chú tâm huấn luyện những người bằng lòng rao truyền Tin Lành cho cả thế giới. Ông từ chức công việc trong giáo hội. Công việc mới đòi ông phải từ bỏ tất cả, không có lương bỗng nhất định, ông phải sống bằng đức tin nơi sự tiếp trợ của Chúa. Đau lòng vì gia đình phản đối, nhưng ông cam chịu nhiều gian khổ vì biết chắc Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ, luôn ban nhiều ân huệ cho ông. Ông mất năm 1919. Nhưng Hội Truyền giáo Phúc âm liên hiệp vẫn tiếp tục khai hoang những công trường trên thế giới.
Trong bài Thánh ca nầy, ông khuyên tín hữu cùng tiến bước trên con đường thuộc linh, đừng đứng mãi bên bờ thử nước mà phải chèo ra biển sâu. Tuy ông không chuyên về âm nhạc, nhưng ông biết nhờ cậy Chúa. Tâm hồn luôn được Thánh Linh cảm động, ông đã được Chúa ban cho nhiều bài Thánh ca cảm động lòng người.
Hãy chèo ra nơi biển sâu, bạn sẽ được ban cho linh ân phong phú và năng lực dồi dào.


Thánh ca 231 NGUYỀN CUNG HIẾN CHÚA CẢ ĐỜI TÔI
“Take my life, and let it be”
 “Nguyện cung hiến Chúa cả đời tôi, thành tâm dâng tất cả muôn mối; Cũng đem hết bao nhiêu năm ngày, để khen ngợi chân Chúa tôi nay.”
Bài thánh ca dâng hiến này do cô Francis Ridley Havergal sáng tác vào năm 1874 tại Anh quốc. Lúc đó cô rất kém sức khỏe, thân phụ cô là giám mục Anh quốc giáo tại Worcester trong nhiều năm. Cô Havergal đã từng sống tại Worcester, Luân Đôn, Swansea, South Wales và đã du lịch nước Đức và Thụy Sĩ. Sau nhiều khó khăn thử thách Chúa ban cho cô Thánh ca đẹp đẽ này và một quyển sách có tựa là “Dâng cho Chúa dùng”. Đây là một tác phẩm quý giá, trong đó có câu sau đây.
Kính cẩn con xin dâng Ngài
Nguyện con thuộc về Ngài luôn.


Thánh ca 237: NGUYỆN THEO Ý CHA
“Have Thine own way”
 “Tôi nguyện theo ý Cha, vâng Ngài không thôi, Cha là thợ gốm thiêng, đất sét là tôi. tôi nguyện theo ý Cha, xin Ngài nung đúc. Tôi chỉ biết yên lặng, đợi chờ vâng phục.”
Muốn sáng tác được lời Thánh ca cao quí và sâu đậm trong lòng người, đời sống của người ấy phải thuận phục theo ý Chúa và vâng lời Ngài không thôi. Những lời thơ đầy kinh nghiệm quí báu này do bà Adelaide A. Pollard sinh năm 1862 tại Mỹ, bà sớm dâng mình cho Chúa, giúp đỡ nhiều người hiểu biết lẽ thật. Bà là người yên lặng và cũng thật nhu mì, khiêm nhường, thích làm công tác tương trợ, Chúa cũng ban cho bà ơn tứ làm thơ, viết văn, giải kinh. Bà sáng tác nhiều Thánh ca, nhưng chỉ viết tắt tên mình là A.A.P. Bà đi truyền giảng ở nhiều nơi như Anh, Phi Châu... Bà chỉ có một mục đích “Giương cao ngọn cờ danh Christ”.
Năm 1902 bà đi dự nhóm cầu nguyện tối, nghe được lời cầu nguyện của một bà tín đồ lớn tuổi : “Chúa ơi ! việc gì xảy đến cho chúng con cũng được.
Miễn là ý chỉ Ngài được làm nên trong đời sống chúng con”. Bà cảm động mạnh mẽ. Đêm ấy, bà không ngủ được.
Ngồi viết bài thơ “Nguyện theo ý Cha”. Nhiều thanh niên hát xong bài Thánh ca nầy đã cảm động dâng đời mình cho Chúa.
Bà được gọi về nước Chúa năm 1934, lúc đó bà 72 tuổi nhưng bà vẫn chuẩn bị đi hầu việc Chúa tại nước ngoài. Khi đến trạm xe, bịnh tim của bà phát lên, chẳng bao lâu sau bà yên lặng rời trần thế để về với Chúa.


Thánh ca 240: CÀNG GẦN CHÚA HƠN
“Nearer, My God, to Thee”
“Chúa ôi! Cho tôi càng gần, gần nơi Chúa hơn; Dẫu phải mang cây thập tự, càng gần Chúa hơn. Trong lúc đau thương sầu ưu, tôi vẫn luôn xin Giê Xu. Chúa ôi! Cho tôi gần Ngài, càng gần Chúa nay." 
Trong phim Titanic, lúc con tàu đang chìm dần xuống lòng đại dương ban tứ tấu đàn bài Thánh ca này trong khi con tàu chìm dần xuống lòng đại dương. Mọi người trên con tàu hoảng hốt tìm đường chạy đi để cứu sinh mạng mình, trong khi đó bản nhạc thánh vẫn cứ bình thản trỗi lên bằng tiếng vĩ cầm nghe rất não nùng. Tác giả của thánh ca này là Sara Flowers Adams sinh năm 1805, mất năm 1848. Bà sáng tác bài thơ này năm 1841. Bà rất muốn trở thành nhà soạn kịch, nhưng sức khỏe yếu kém, bịnh hoạn đã ảnh hưởng đến việc học. Đấu tranh giằng co trong tâm linh, bà thất vọng vô cùng. Lúc đó bà mới nhìn thấy được thập tự giá mà Chúa đã sắm sẵn. Bà yêu Chúa và gần gũi Ngài nhiều hơn. Cha của bà là ông Benjamin F.Adams, một nhà văn. Vì bất đồng quan điểm chính trị với chính phủ Anh quốc lúc bấy giờ nên phải vào tù. Trong thời gian bị giam giữ, nhiều bạn bè đến thăm, có một cô gái yêu ông. Sau đó họ lấy nhau và sinh ra S.F.Adams, cô bé này tính tình giống hệt cha mình. Dr. Lowell Mason phổ nhạc năm 1856, ông là người đầu tiên nhận được học vị Bác sĩ âm nhạc tại Mỹ.

Thánh ca 244: NGUYỆN CÀNG YÊU THƯƠNG CHRIST
“More love to Thee”
“Lòng nguyện càng yêu Giê Xu, mến yêu Ngài thêm! Thành tâm quì xin chăm chú, mến yêu Ngài thêm. Mối sở ước chẳng chi hơn, yêu thương Giê Xu keo sơn, lòng nguyện ngày đêm, mến yêu Ngài thêm.”
Có những bài thánh ca viết bằng nước mắt và nỗi u buồn của những kinh nghiệm đau thương trong cuộc đời. Những giờ phút này đã làm bùng cháy trong tâm hồn bà Elisabeth P. Prentiss cảm xúc sâu xa về tình yêu đối với Đấng Christ.
Bà Elisabeth Prentiss hướng về chồng hỏi với cặp mắt đẫm lệ :
– Tại sao tai họa lại xảy đến với chúng ta ?
– Chúng ta nên hỏi chính mình tại sao một điều như thế này lại không xảy đến với chính chúng ta? Chúng ta có hơn những gia đình nào khác đã mất những người thân yêu trong trận dịch này không? Phải chăng ĐCT nợ chúng ta một lòng sủng ái đặc biệt mà Ngài không nợ một gia đình nào khác? Hay Ngài sủng ái tất cả mọi người .
Bà Prentiss giấu mặt trong đôi tay và khóc một lúc lâu cho đến khi bà cảm thấy không còn nước mắt để khóc nữa. Bà nghĩ về tất cả những điều bà đã làm cho đến lúc ấy, khi chết chóc đến thình lình và nhanh nhảu, lấy mất đi những người thân yêu của bà. Sinh ở Portland, Maine, là con gái của một tu sĩ sùng kính. Ngay thuở thiếu thời, bà đã bộc lộ một năng khiếu văn chương lỗi lạc. Mới 16 tuổi, bà đã là một cộng tác viên thường xuyên của một trong những tạp chí hàng đầu của Quốc gia, tờ “Người bạn đồng hành” của thanh niên, xuất bản ở Boston. Sau khi học xong bà đã đi dạy trong nhiều năm. Năm 27 tuổi, bà lập gia đình với MS. George L. Prentiss và chuyển đến T.P Nữu Ước, nơi ông là MS của Hội thánh Trưởng Lão, đường Mercer.
Đó là năm 1856, 11 nămsau ngày thành hôn, thảm kịch ập đến cướp đi những người thân yêu khỏi gia đình ông bà. Trong nhiều tuần lễ, nỗi buồn vẫn không nguôi, dù đức tin của bà đặt nơi chúa rất chân thành nhưng không lay động. Suốt những ngày đau buồn ấy, những tín đồ vẫn yêu thương , ân cần giúp đỡ ông bà MS của họ, thu xếp nhà cửa, chuẩn bị bữa ăn, trông nom công việc trong nhà mỗi ngày.
Vào một buổi chiều tối, bà nói với ông, khi họ từ nghĩa trang về :
– Anh George, đêm tối tăm và em thì ở xa gia đình, chúng ta phải làm gì bây giờ? Chẳng lẽ chỉ ngồi yên lặng khi gia đình chúng ta tan vỡ. Đời sống chúng ta khốn nạn, hy vọng chúng ta không còn, ước mơ chúng ta tan biến ?
Đây là cơ hội để chúng ta bày tỏ trong đời sống mình những điều mà chúng ta cũng cứ luôn giảng luận dạy dỗ và tin tưởng bao nhiêu năm nay.
Đôi lúc em nghĩ rằng em không thể đứng nỗi trong một giây phút nữa, dầu khoảng thời gian này chẳng thấm thía gì với cả đời người .
Nhưng chính trong những lúc như thế này, ĐCT càng gần chúng ta hơn, như chúng ta yêu thương con mình nhiều hơn khi chúng bệnh tật, buồn phiền hoặc đau đớn. Chúa Giê Xu phán rằng :” Các người sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, song hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi”. Sự đau khổ không đến từ ĐCT như là một sự đo lường có tính rèn luyện, và ở đây nó cũng không cần được tranh cải, lý lẽ hóa, thảo luận hay triết lý hóa. Ở đây nó phải được sử dụng và điều khiển cho sự vinh hiển của ĐCT.
Sau một vài phút yên lặng nặng nề, bà Prentiss nhìn chồng nói :
– Em nhớ rất rõ một câu mình đã giảng trong ngày Chúa nhật tuần vừa qua. Câu ấy giúp đỡ an ủi em rất nhiều.
– Câu đó là gì?
– Tình thương yêu của ĐCT có thể giữ linh hồn khỏi mù quáng.
– Quả đúng như vậy em yêu ạ! Chúng ta càng yêu ĐCT như chúng ta nhận biết Ngài trong chúa Giêsu, thì phép lạ chữa lành của Ngài lại càng xảy ra trong lòng của chúng ta. Càng ít yêu Chúa thì càng có ít cơ hội cho chúng ta chống cự nỗi với những thống khổ đau đớn của những mất mát trong đời sống của chúng ta.
Khi ông rời nhà để đi thăm nhiều nơi trước bữa ăn tối, bà ngồi trong phòng khách thổn thức bên quyển Kinh Thánh, đọc qua nhiều phần, lúc thì đọc thầm, lúc thì đọc lớn tiếng, vì tiếng đọc to hỗ trợ đức tin của bà. Sau đó dặt quyển Kinh Thánh xuống, bà mở quyển Thánh ca tìm kiếm ánh sáng và sự an ủi từ các bài hát phản ảnh những nỗi buồn và chiến thắng của các Cơ Đốc nhân khác trong hoàn cảnh tương tự. Khi lật qua bài “Càng gần Chúa hơn” (Thánh ca 240), bà đọc lớn tiếng nhiều lần, lòng thầm nguyện rằng : Từng trải của chính bà cũng sẽ tương tự, ít nhất cũng về thời gian, như từng trải của Gia cốp ở Bêtên. Bài thơ của bà bắt đầu như sau :
“Lòng nguyện càng yêu GiêXu, mến yêu Ngài thêm
Thành tâm quì xin chăm chú, mến yêu Ngài thêm
Mỗi sở ước chẳng chi hơn: yêu thương Giê Xu keo sơn
Lòng sở nguyện ngày đêm, mến yêu Ngài thêm”.
Bà viết bốn khổ thơ vào buổi chiều ấy, nhưng bà không đưa cho ông xem, cho đến 13 năm sau. Bài Thánh ca này được in rời lần đầu tiên năm 1869 và 1870 thì được in trong một quyển Thánh ca.
Dù đã viết năm quyển sách trước khi bà về với Chúa năm 1878 (60 tuổi). Và trong những quyển ấy, quyển “Bước về Thiên đàng” được nhiều người thích nhất. Bà Prentiss đã sống trong lòng người Cơ đốc bởi bản dịch Tân ước của bà. (Như bản dịch Cựu ước của Sarah Flower Adams).

Thánh ca 252: JESUS ĐẤNG HẰNG YÊU THƯƠNG TÔI
“Jesus, lover of my soul”
“Giê Xu Đấng hằng yêu thương tôi, tôi mong đến nghiêng trên ngực Ngài. Lúc sóng bủa ầm bên chơn tôi, trong khi bão tố đang vang dội. Xin che tôi, xin giấu kín luôn. Cho qua cơn mưa ác, gió ôn. Thẳng đến bến bình yên thiên môn, mong ơn Chúa tiếp rước linh hồn."
Tác giả của bài thánh ca này là nhân vật rất sùng kính với lời của Thánh Kinh, ông có đời sống đạo đức tin kính mạnh mẽ nên ông và anh của ông đã tạo nên một cuộc cải cách tôn giáo tại nước Anh. Charles Wesley sinh ngày 18-12-1707 tại Epworth, Anh quốc. Qua đời ngày 29-3-1788 là em ruột của nhà truyền đạo John Wesley. Hai ông là nhà sáng lập Hội Thánh Giám lý và đã từng xuôi ngược Anh Mỹ để giảng Tin Lành.
Charles Wesley là soạn giả vĩ đại của Thánh ca trong mọi thời. Ông soạn 6.500 ca khúc có giá trị về văn chương. “Jesus, lover of my soul” là một bài ca bất tử được nhiều người hâm mộ. Thánh ca này được dùng trong các cuộc bố đạo vĩ đại của các diễn giả trứ danh như Charles H. Spurgeon, D.L. Moody. Điểm độc đáo của bài thánh ca là thỏa mãn được linh hồn của kẻ vui và an ủi có hiệu lực những linh hồn khốn khổ. Nói về bối cảnh khi sáng tác Thánh ca này thì có nhiều giả thuyết đưa ra:
– Một hôm, khi ông Wesley đi trên một chiếc tàu vượt đại dương, trên đường đi tàu gặp bão to. Sóng to gió lớn, dồi dập chiếc tàu của ông, viên hoa tiêu cũng không có cách nào xoay sở, mọi người trên tàu đều bối rối, họ cùng dâng lời cầu nguyện. Một lúc sau sóng yên gió lặng mọi người được thoát nạn. Wesley đã sống trong kinh nghiệm này nên ông viết ra một thánh ca ngợi khen tình yêu cao cả của ĐCT.
– Một lần ông đứng bên cửa sổ và nhìn ra ngoài vườn, bỗng nhiên một con chim bị trúng đạn và sa vào tay mình, hình ảnh này làm ông cảm động và nhớ đến những linh hồn hư mất đang trở về cùng Chúa để tìm lại sự bình yên.
– Một cuộc bắt bớ tại Kilales, Country Down Ireland, nhưng nhờ vợ của một nông gia, anh em ông Wesley đã được thoát nạn và bà Jane Lowrie Moore giấu ông trong nhà và giúp ông trốn thoát bằng cửa sổ nhỏ phía sau. Qua từng trải này ông cảm nhận một cách sâu sa về lòng yêu thương giải cứu của ĐCT đối với loài người.

Thánh ca 253: GIÊ XU LÀ BẠN THẬT
“What a friend we have in Jesus”

“Ôi! Giê Xu Chúa ta là bạn thật, bằng lòng gánh tội lỗi chúng ta; Ban ơn chúng ta hôm mai thân mật, trình cho Chúa bao tâm sự ta. Bao lần ta bối rối dặp sầu tư, lắm lúc tâm hồn bỗng bồi hồi. Nguyên do chúng ta chẳng đem tâm sự trình ra trước Giê Xu mà thôi.”
Cuộc đời của tác giả bài thánh ca này là những chuổi buồn nối tiếp theo nhau. Từ lúc là thanh niên gặp trắc trở trong hôn nhân cho đến lúc muốn lập lại hôn nhân, đau đớn vẫn tiếp tục theo đuổi, nhưng cuộc đời dầu không đạt được điều mơ ước vẫn còn có Chúa Giê Xu là người bạn thật. Sau khi tốt nghiệp tại đại học đường Dublin, Ái Nhĩ Lan với bằng cử nhân,vào năm 1842. Scriven 23 tuổi đã bỏ chạy khỏi bờ biển quê hương sau cái chết đuối của vị hôn thê vào buổi chiều trước hôn lễ của họ. Dầu cách ly ngàn trùng với những khung cảnh, mùi vị của TP. Dublin, ông cũng chỉ tìm được chút khuây khỏa trong sự chạy trốn của mình mà thôi.
Cuối cùng, ông đặt chân đến cảng “Hy Vọng”, nằm ở bờ bắc hồ Ontario, thuộc tỉnh Ontario, Canada. Xa hơn đó 10 dặm (16 km) về phía Bắc, nằm bên bờ hồ Rice tuyệt đẹp, là một khu định cư nhỏ tên là Bewdley. Cách khu này vài dặm nữa là đồn điền Pengelley, nơi Scriven làm thầy giáo cho lũ trẻ của gia đình trong nhiều năm.
Vài năm sau, Scriven bắt đầu phân chia thì giờ của mình cho 2 nhà Pengelley và James Sackville mà Scriven được cảm hứng sáng tác bài thơ mãi mãi gắn liền với tên ông.
Vào một đêm khuya năm 1855, Scriven nặng nề với cô đơn, thất vọng và buồn rầu, đã dốc đổ lòng mình với ĐCT, van nài Ngài ban sự giải thoát khỏi gánh nặng và hứa rằng ông sẽ trung tín hầu việc Ngài khi Chúa đáp lời cầu nguyện của ông. ĐCT nghe và trả lời, Joseph Scriven cảm thấy gánh nặng mình được cất khỏi một cách kỳ diệu.
Trong niềm hoan hỉ vừa tìm thấy, Scriven vội thảo nhanh một bài thơ đơn sơ với nhiều khổ thơ mô tả cuộc chiến đấu và chiến thắng của ông. Với tựa đề là “Cầu nguyện không thôi”. Bài thơ đại ý như sau :
“Kỳ diệu thay là tình bạn chúng ta có với Chúa Giê Xu Ngài mang lấy tất cả tội lỗi, đau đớn của chúng ta
Lạ lùng bấy là đặc ân được trình dâng mọi sự
Với ĐCT trong lời cầu nguyện
Ôi, chúng ta thường đánh mất sự bình an
Và mang lấy những nỗi đau khổ không cần thiết
Tất cả chỉ vì chúng ta không tỏ bày
Nỗi niềm với Chúa trong lời nguyện cầu.”
Bi kịch theo đuổi những bước chân của Joseph Scriven như hình với bóng. Bước vào tình yêu lần thứ nhì, ông đính ước với cô Eliza Catherine Roche, con gái độc nhất của Đại úy Hải quân Hoàng gia Andrew Roche. Nhưng một lần nữa hạnh phúc lại khước từ ông : Nàng mắc bệnh lao phổi và chết năm 1860, trước ngày lễ cưới của họ.
Sau 2 nỗi bất hạnh đau thương như vậy, ông lại càng dấn mình thêm trong công việc tôn giáo và từ thiện. Ông kết hợp với nhóm anh em Plymouth và phục vụ như một nhà giảng đạo tình nguyện trong nhiều năm. Ông cũng giảng cho HT Baptit Bailicboro gần đó trong một thời gian. Những người ở Bewdly và vùng phụ cận yêu mến ông vì đời sống ông giống Chúa của ông và thói quen chia sẻ tất cả lợi ích cá nhân của ông cho những người nghèo mà ông coi là cần yếu và cấp bách hơn chính mình. Vào những năm sau đó, ông được tả như là “một người có vóc thấp với mái tóc hoa râm, râu cạo sạch và cặp mắt xanh lơ long lanh mỗi khi ông nói”. Một vài người khác cho rằng “ông có khuôn mặt của một thiên sứ”. Những người biết rõ ông thì nói “ông có thói quen nói với tất cả mọi người về tình yêu của Chúa Giê Xu”.
Khi thể xác ông đã hư mòn bởi sự lao nhọc, Sacville đem ông về nhà lần nữa, và chính tại đó, năm 1886, Scriven trải qua những ngày cuối cùng của cuộc đời. Trong chính ngôi nhà 31 năm trước ông đã sáng tác bài thơ, Sackville tìm thấy bài ấy trong quyển vở dán sưu tập tranh ảnh, trong cơn bịnh chí tử và cuối cùng của Scriven. Ông giải thích rằng ĐCT và tôi đã sáng tác bài thơ đó.
Bài thơ được in lần đầu tiên khi Scriven để lại một bản sao cho mình và gởi một bản khác cho một tờ báo Cơ Đốc. Thời gian ngắn sau, Scriven qua đời. Trong cơn mê sảng, ông bước lảo đảo từ phòng ngủ ra ngoài, kiệt sức, vấp té xuống một lạch nước nhỏ cách nhà chừng 100 yard (92m), chìm người xuống không đầy 61 in (15cm). Những người bạn ông thuật lại rằng: “Ông chết quì gối trong dáng điệu Cầu nguyện”. Ba đài kỷ niệm ông đã được dựng lên tại Bewdley và vùng phụ cận vào năm 1919, nhân dịp kỷ niệm năm thứ 100 ngày sinh của ông. Bài thơ của ông do C.C. Converse phổ nhạc, từ lâu đã được trân trọng bảo tồn trong lòng các Cơ Đốc nhân trên toàn thế giới. Bài Thánh ca ấy đã tìm thấy một chỗ đứng vững chắc trong Thánh ca của Hội Thánh chung.

Thánh ca 255: LÒNG TIN NGÓ CHÚA CHẲNG THÔI
“My faith looks up to Thee”
“Lòng tin ngó Chúa chẳng thôi, Gô gô tha, chiên con Trời. Thật là Chúa tôi; Xin nhậm lời tôi, Chúa ôi! Quăng mọi tội xa khỏi tôi, quyét hiến cả thân, hồn này. Thuộc về Chúa hoài.”
Tác giả của bài thánh ca này là một thanh niên trẻ tuổi: Plamer viết lúc mới 22 tuổi, đây là bài thơ đầu tiên và hay nhất. Trong khi bài thơ hay nhất của Tennyson, bài “Crossing the Bar”, là bài cuối cùng của Tennyson viết lúc 81 tuổi.
Mùa thu năm 1830, Ray Plamer, chàng sinh viên tốt nghiệp trường Yale, đến TP. Nữu Ước với tư cách là thầy giáo tại một trường nữ sinh được kén chọn, đang ở dưới sự điều khiển của một nữ tín hữu HT Saint George. Tại đó, sống với gia đình của vị hiệu trưởng, ông chia thì giờ của mình ra giữa việc dạy học và học thần đạo. Từ nhỏ, vốn đã quen diễn tả qua thi ca, những gì mà lòng mình cảm nhận. Vào một đêm đầu mùa đông năm 1830, ông ngồi tại bàn và viết một bài thơ mới. Đó là giờ mà Đấng Christ với sự giàu có của tình yêu và ân điển, Ngài được nhận thấy cách sống động, như thể tràn đầy tâm linh với cảm xúc sâu lắng nhất. Chàng có suy nghĩ gì về việc viết một bài Thánh ca cũng chẳng có dụng ý gì về việc viết một bài thơ cho người khác đọc. Ông ghi ra 6 khổ với vần 6.6.4.666.4. bất thường mà khổ đầu là :
“Lòng tin ngó Chúa chẳng thôi, .... thuộc về Chúa hoài” Ông cảm động sâu xa đến mức làm những dòng cuối bị lem bởi những giọt nước mắt tuôn tràn. Trước khi đi ngủ, ông viết câu sau đây trong nhật ký :”Tối nay tôi đã viết một bài thơ đơn sơ. Tôi chỉ viết những điều tôi cảm nhận được. Tôi viết những chữ cuối cùng với cảm xúc dịu dàng”.
Sau này, ông ghi lại bài thơ đó trong một quyển sách bìa da mà ông luôn mang theo bên mình. Mùa thu năm 1832, hai năm sau khi ông viết bài thơ trên, ông Ray Plamer đi thăm các tín hữu ở TP. Boston, tình cờ gặp người bạn, Tấn sĩ Lowell Mason, trên một đường phố nhộn nhịp. Mason, cha đẻ của TC Hoa Kỳ, hỏi chàng trai trẻ rằng :”Ông có thấy bài Thánh ca nào hay để dành cho quyển: “Tập Thánh ca và giai điệu” mà ông định xuất bản trong một thời gian nữa, với sự giúp đỡ của Tấn Sĩ Hastings ở Nữu Ước không? Plamer ngần ngại đề cập đến quyển sách nhỏ của mình. Bất đắc dĩ lắm ông mới để người khác đọc đến những dòng thơ tường thuật kinh nghiệm tâm linh sâu xa và cảm động của mình. Nhưng khi đọc mấy khổ thơ, Mason hỏi xin một bản sao, và người ghé vào một nhà kho, ghi lại bài thơ, và Mason bỏ vào túi mình. Trên đường về nhà, vị nhạc sĩ cẩn thận đọc lại nhiều lần các câu thơ và chịu xúc động đến nỗi ông soạn một giai điệu cho bài thơ và ông đặt tên là OLIVET.
Hai hôm sau, hai người bạn gặp lại nhau trên một con đường nhộn nhịp khác ở Boston, không chào nhà thơ trẻ tuổi, Tấn Sĩ Mason kêu lên : Plamer, anh có thể sống lâu và làm nhiều điều tốt. Nhưng tôi nghĩ anh sẽ được biết đến nhiều nhất vì là tác giả của bài “Lòng tin ngó Chúa chẳng thôi” đấy!
Nhà thơ được phong chức MS vào năm 1835 và giữ nhiều chức vụ thuộc linh cũng như hành chính ở tiểu bang Maine và Newyork. Khi ông bà kỷ niệm ngày thành hôn năm 1882, một người bạn đã dùng những lời sau đây để tỏ lòng kính trọng :”Đặc ân lớn nhất mà Thiên Chúa đã từng ban cho con cái Ngài trên đất và cho một số người là sáng tác một bài Thánh ca Cơ Đốc cao quí được các HT tiếp nhận được những tấm lòng yêu thương, thành kính ở những miền khác nhau với những tiếng nói khác nhau hát và sẽ còn tiếp tục được hát khi tương lai mở ra những thế kỷ tươi sáng. Dầu ông đã viết nhiều bài Thánh ca khác, cũng như dịch từ tiếng Latinh những viên ngọc quí thơ ca, như bài :”Đức Thánh Linh đến trong tình yêu” và “Giêxu, Ngài là niềm vui của những tấm lòng yêu thương”. Trước khi ông mất năm 1887 những tín hữu người Anh đều đồng ý rằng bài Thánh ca đầu tiên của Ray Plamer là bài Thánh ca hay nhất mà ông đã viết.

Thánh ca 258: ÔI CHÚA ! ĐẤNG TÔI CẦN LUÔN
“I need Thee every hour”
“Ôi Chúa! Đấng tôi cần luôn, duy Chúa nhơn lành, dịu êm ấy duy lời Chúa, giúp tôi an bình. Mỗi phút cần Chúa giúp đỡ tôi, nương nhờ cánh Giê Xu hoài. Xin ban phước cho tôi từng giây, tôi đến đây Ngài.”
Lời của Thánh ca xuất phát từ tâm hồn thi sĩ là những vần thơ bộc bạch tâm hồn chân thật, nói lên nổi niềm khao khát của con người. Theo như lời của tác giả thì bài Thánh ca quen thuộc trên đây đã được “Thổi bay đến trần gian trên đôi cánh tình yêu và hoan hỉ”.
Nhà thơ, bà Annie Sherwood Hawks, đã từ Hoosick, Nữu Ước, nơi bà sinh ra, chuyển đến Brooklyn, và trong nhiều năm là một tín hữu sốt sắng của HT Baptit Hanson Phace. Khoảng năm 1868, vị chủ tọa Hội thánh, cũng là nhà thơ và sáng tác Thánh ca, MS Robert Lowry khám phá rằng bà có năng khiếu thi ca kỳ lạ và ông đã khuyến khích bà dùng đặc ân đó sáng tác thơ cho thiếu nhi. Suốt 80 năm chức vụ của ông tại đó, bà đã sáng tác rất nhiều bài thơ. Phần lớn giai điệu của các bài ấy do Tấn Sĩ Lowry soạn nhạc.
Một buổi sáng rực rỡ, tháng 6 – 1872, bà Hawks, lúc ấy đã 37 tuổi, đang bận bịu với những công việc thông thường vốn hay chiếm nhiều thì giờ của các bà nội trợ và các bà mẹ. Thình lình bà bị tràn ngập bởi ý thức về sự hiện diện gần gũi của ĐCT. Bà nghĩ: Làm sao một người có thể sống không có ĐCT ? Tách rời ĐCT làm sao con người có thể đối diện với đau thương hay kinh nghiệm được niềm vui sâu xa vững bền? Tách rời sự đồng hành luôn luôn với Chúa thì làm sao con người có thể đắc thắng cám dỗ ? Ý nghĩ về nhu cầu Đấng Christ đối với con người đã hoàn toàn chiếm hữu bà. Chẳng bao lâu, không cần nhiều nỗ lực lắm, một loạt các câu thơ đã hình thành trong trí bà. Bà viết ngay những dòng sau :
“Ôi Chúa, Đấng tôi cần luôn ... khi Chúa ở gần”. Những vần thơ của bà quá đơn sơ đến đổi bà thấy mắc cỡ nếu như đưa cho vị MS của mình. Song ông cứ khăng khăng rằng bà phải đưa cho ông từng bài thơ của bà. Nên bà buộc lòng trao bài thơ trên cho ông sau buổi sáng chúa nhật tiếp theo đó, với chút mơ ước : trên đôi cánh âm nhạc của vị MS tài ba, tiếng hát đi vào hằng triệu tấm lòng con người.
Tấn sĩ Lowry đọc đi đọc lại những khổ thơ đơn sơ cho đến lúc ông nhận thấy rằng bà Hawks đã sáng tác bài thơ hay nhất. Tuy nhiên ông cảm thấy bài Thánh ca sẽ không trọn vẹn nếu thiếu phần điệp khúc. Thế là, trong lúc ngồi bên cây đàn organ bé nhỏ, trong phòng khách tư thất ở Brooklyn, phổ nhạc bài thơ của bà Hawks Tấn sĩ Lowry đã thêm phần điệp khúc của chính ông như sau :
“Mỗi phút cần Chúa giúp đỡ tôi ... Tôi đến đây Ngài”.
Đây không phải là lần đầu tiên Tấn sĩ viết một điệp khúc. Ông ái mộ bài Thánh ca vĩ đại: “Chúng ta những người yêu mến ĐGHV, hãy đến !” của Issac Watts đến mức ông thấy bài hát ấy xứng đáng có một giai điệu du dương trữ tình hơn là giai điệu uy nghi của bài Thánh Thomas như bài ấy vẫn được hát. Thế là ông soạn một giai điệu của chính mình và thêm phần điệp khúc như sau :
“Ta bước lên Siôn hè ... ... vinh quang muôn đời”. Ông ngưỡng mộ bài Thánh ca phục sinh oai nghiêm “Halêlugia, Chúa phục sinh hôm nay” của Wesley cũng đến mức như vậy. Ông không thể an nghỉ cho đến khi viết và soạn xong phần điệp khúc của chính ông, bài thánh ca này được ưa chuộng mãi mãi và được cả người lớn lẫn trẻ em trên toàn thế giới hát trong mùa Phục sinh.
Bài hát mới: “Ôi Chúa Đấng tôi cần luôn” được trình bày lần đầu tiên tại hội nghị trường Chúa nhật HT Baptit toàn quốc họp tại Cinninati, Ohio tháng 11 – 1872. Năm sau, bài hát ấy được in trong một quyển nhạc mới có tựa là: “Vương miện Hoàng gia” do Tấn sĩ Lowry và W.H Doane biên soạn.
Những năm sau, tác giả nói: “Bài thơ của tôi có tánh tiên tri hơn là diễn tả kinh nghiệm của chính tôi.” Tôi không hiểu nổi vì sao bài hát ấy lại đụng đến trái tim lớn, phập phòng của nhân loại như vậy. Phải mãi đến những năm sau này, khi bóng dáng của sự mất mát lớn ngã trên tôi, tôi mới hiểu được cái gì đó của sự an ủi trong những lời tôi được phép viết ra trong những giờ phút bình tịnh, yên ninh và ngọt ngào của tôi”.
Sau khi chồng bà mất vào năm 1888, bà Hawks về với một trong những người con của bà ở Bennington, Vermont, cho đến lúc bà về với Chúa năm 1918, thọ 83 tuổi.

Thánh ca 261: TIN CẬY VÂNG LỜI
“Trust and obey”
“Cùng đi với Chúa mỗi ngày, lời Kinh Thánh sáng soi đây. Được sự vinh hiển huy hoàng Chúa muôn đời. Vì vâng ý Chúa trên trời, Ngài vui dẫn dắt ta hoài và cùng mọi kẻ hay tin cậy vâng lời. Tin cậy vâng lời, nào nhờ cách gì trong đời. Muốn hưởng phước thiên thượng ai ơi! hằng duy tin cậy vâng lời.”
Kinh nghiệm tin cậy Chúa mỗi ngày mà Mục sư J.H. Sammis (1855 – 1919), Giáo sư Thần học viện, đã sáng tác khoảng 100 lời Thánh ca. Ông mất ngày 1-6-1919. Tiến sĩ D.B.Towner (1850 – 1819), người Mỹ, chuyên lo phần âm nhạc trong HT. Cha của ông cũng là một nhà âm nhạc. Ông có giọng nam trầm rất tốt, gia nhập ban hát Hội Truyền Giảng của Moody. Sau này, ông giảng dạy ở Thần học viện Moody, giúp đỡ nhiều học viên. Ông qua đời ngày 3-10-1919, trong khi đang hướng dẫn ban hát.
Một hôm, trong buổi nhóm bố đạo của Moody, Towner hướng dẫn hát. Có một thanh niên đứng lên làm chứng: “Có nhiều việc tôi không hiểu, nhưng có một điều tôi biết chắc, là phải hoàn toàn tin cậy vâng lời Chúa”. Towner cảm động mạnh mẽ, kể lại cho Mục Sư Sammis nghe. Trong thư trả lời, Mục Sư Sammis gởi kèm bài thơ “Tin cậy vâng lời”. Moody rất thích. Thế là Towner phổ nhạc.

Thánh ca 266: HỒN TÔI CHỈ QUYẾT NEO TRONG HUYẾT GIÊ XU
“My hope is built on nothing less”
“Hồn tôi chỉ quyết neo luôn trong nơi công nghĩa với huyết Giê Xu mà thôi. Thật tôi không dám ỷ sở năng tôi, duy đứng vững chắc trên Giê Xu thôi. Nương trên Giê Xu như tảng đá khối, các chỗ đứng khác dường cát lún thôi. Thật bao nơi kia giống như sa bồi.”
Tác giả của bài thánh ca này được sự từng trãi sâu nhiệm qua lời của Chúa nên tâm hồn ông muốn bày tỏ điều này qua các lời thơ và để lại lòng của nhiều con cái Chúa sự cảm thông sâu lắng với những gì mà ông đã nhận được. Edward Mote (1779 – 1874) sanh ra trong một gia đình ngoại đạo. Lúc ngoài 20 tuổi, ông tin Chúa khi nghe MS. H. John giảng. Ông là một công nhân chế tạo dụng cụ gia đình. Kinh nghiệm được cứu của ông thật sâu nhiệm, thật rõ ràng. Ông đặc biệt quí trọng và rất thích nghiên cứu Kinh Thánh.
Năm 1834, một hôm, trong lúc đang làm việc, câu “Nương trên Giê Xu như tảng đá khối, các chỗ đứng khác dường như cát lún thôi, thật bao nơi kia giống như sa bồi” cứ quanh quẩn trong đầu, khiến ông phải bỏ công việc về nhà. Khi viết xong bài thơ “Hồn tôi chỉ quyết neo trong huyết Giê Xu” lòng ông cảm thấy sung sướng vô cùng. Tuần lễ sau ông đến thăm một vị Mục sư, vì bà Mục sư bịnh nặng. Ngồi bên giường bịnh, ông đọc bài thơ này cho bà nghe, người bịnh được niềm an ủi lớn. Sau đó, ông in ra 1000 bản, gởi tặng các nơi. Dần dần ông cảm thấy cần phải nhờ cậy Chúa, chuyên tâm hầu việc và tìm kiếm Chúa. Năm 50 tuổi, Hội Baptit phong chức MS cho ông tại đó đến khi ông về với Chúa. Một tín hữu trong HT cho rằng nhà thờ là tài sản của riêng ông, nên muốn ghi tên ông trên văn tự nhà, nhưng ông kiên quyết phản đối và nói rằng đây là sản nghiệp thuộc về Christ. Năm 77 tuổi, khi hấp hối, người nhà quây quần chung quanh, ông nói : Tôi đứng trên lẽ thật mà bao năm nay tôi đã tin và rao giảng. Wm. BRADBURY (1816 – 1868), nhà âm nhạc Mỹ soạn nhạc bài Thánh ca này năm 1834. Ông đã viết 59 loại sách âm nhạc, nhiều Thánh ca, xuất bản trên 2 triệu cuốn.

Thánh ca 269: NẦY LÀ TRUYỆN KÝ TÔI
“Blessed assurance”
“Chúa thuộc về tôi, nguyền tin sắt son, tôi từng vui nếm trước phước vĩnh sinh bùi ngon. Huởng cơ nghiệp cứu rỗi, nhờ ơn hiếu sinh. Sạch tội bởi huyết, tái sanh bởi thần linh. Nầy là truyện ký tôi, bản hát của tôi. Tôn vinh danh Chúa không khi nào thôi. Nầy trang sử tôi, nầy bản ca của tôi. Ngợi khen Cứu Chúa tôi, không lúc nào thôi.”
Tật nguyền không phải là tội. Nhất là người tật nguyền như Fanny Crosby đáng được toàn thể giáo hội Cơ Đốc giáo kính phục. Fanny Crosby (1820 – 1915) là một người mù nhưng có hai điểm nổi bật :
– Bà thuộc lòng nhiều câu Kinh Thánh, gần như toàn bộ Tân Ước, ngũ kinh Môise, Thi Thiên, Rutơ. – Sáng tác khoảng 8.000 bài thơ.
Trong một nghĩa trang tại thành phố Bridgeport thuộc bang Connecticut, một chiếc bia mộ khiêm tốn có ghi : “Aunt Fanny...”
Đó là một hồi tưởng về cuộc đời của người phụ nữ phi thường, bị mù từ lúc mới sinh, mà lại là tác giả của những bài Thánh ca mang tên Fanny Crosby ! Một trong những người bạn thân của Fanny Crosby là bà Joseph Knapp vợ của nhân vật sáng lập công ty Bảo hiểm Nhân Thọ Quốc tế ở Newyork. Bà Knapp là một nhạc sĩ nghiệp dư, và nhân trong cuộc viếng thăm nữ thi sĩ mù nầy, bà đã mang theo một bản nhạc bà sáng tác được.
Sau khi đàn giai điệu vài lần, bà Knapp hỏi : “Điệu ca nầy nói gì đây ?”.
Lập tức Fanny Crosby trả lời : “Chúa thuộc về tôi, tôi nguyền tin sắt son, tôi từng vui nếm trước phước vĩnh sanh bùi ngon, hưởng cơ nghiệp cứu rổi, nhờ ơn hiếu sinh. Sạch tội bởi huyết, tái sinh bởi thần linh”...
Cứ như thế, lời ca được viết ra theo giai điệu cho đến khi hoàn tất. Cách sáng tác lời cho một giai điệu có sẵn là một thói quen của bà Fanny Crosby. Bà đã dùng cách nầy viết nhiều bài hát trong số 7.000 bài của bà. Trong các chương trình truyền giảng Tin lành, vào giờ kêu gọi, người ta đã dùng nhiều bài Thánh ca làm “Nhạc chính của đài”. Bài Thánh ca “Nầy là truyện ký tôi” là bài hát sống lâu hơn cả. Thật là một bài ca lý tưởng làm chứng về niềm vui và bình an không dứt của một người biết mình đã được Thượng đế thừa nhận qua công việc chết thay của Chúa Giê Xu.
Bài Thánh ca này kế thừa lối diễn tả hoàn toàn có tính cách cá nhân của một cá nhân biết rằng mình đã tìm được một cuộc sống mới trong Chúa. Trong niềm tự hào về hạnh phúc nầy, anh ta bèn hát : “Chúa thuộc về tôi, tôi nguyền tin sắt son”. Anh ta hoàn toàn tin rằng mình đã kinh nghiệm được Thiên đàng, một sự “Nếm trước phước vĩnh sanh bùi ngon”.
Cả hai câu 2 và 3 bắt đầu bằng sự nhắc nhở rằng khi chúng ta tiếp nhận Chúa làm Chúa của đời mình, thì chúng ta đã đem ý chí đầu phục Ngài. Đầu tiên điều này dường như là chúng ta đã đánh mất tự do cá nhân. Nhưng chẳng bao lâu, ta khám phá ra rằng đời sống đầu phục này mang tới bình an và yên nghỉ, vui mừng thỏa thích.
Trên bề mặt mộ bia của Crosby có một câu trích mà người xem nếu chỉ nhìn thoáng qua sẽ rất dễ dàng bỏ sót, đó là câu mà Đức Chúa Giê Xu đã nói tại làng Bê-tha-ni sau khi Ma-ri em gái La-xa-rơ đã xức cho Chúa bằng một thứ dầu thơm đắt tiền. Khi có vài người chống đối hành động “lãng phí” dầu đó, Chúa Giê Xu bèn nói “ Nàng đã làm điều nàng có thể làm được”.
Chúa chúng ta cũng chấp nhận của lễ của Fanny Crosby tương tự như thế. Các bản Thánh ca của bà chứa đựng hương thơm ngọt ngào của tình yêu bà dành cho Chúa. Nếu bà chỉ viết nổi bài này thôi, nó cũng đáng cho Chúa chấp nhận rồi !.

Thánh ca 271: NGÀI DÌU DẮT TÔI
“He leadth me! O blessed thought”
“Phước thay trong lòng suy nghĩ về lời; Giê Xu dẫn dắt đường lối của tôi! Ở đâu, làm gì, khi sáng hoặc tối, có tay Giê Xu dìu dắt trọn đời. Giê Xu dắt tôi, Giê Xu dắt tôi, chính tay Giê Xu hằng dẫn dắt tôi; Nguyền làm môn đồ tín trung suốt đời, bởi tay Giê Xu dìu dắt không rời.”
Lời của bài thánh ca do Mục sư trẻ tuổi Josheph. H.Gilmore từ những phút giây cảm hứng trong một chuyến đi truyền giảng năm ông 28 tuổi. Câu chuyện được nhắc lại như sau: Tòa nhà giáo hội Baptit đầu tiên ở góc Tây Bắc của đường Broad và Arch ở Tp. Philadelphia đang bị phá xuống để dành chỗ cho một tòa nhà hiện đại dùng làm văn phòng của Cônh ty Liên Hiệp cải thiện khí đốt của Thành phố đó. Trong lúc đứng nhìn ngôi nhà thờ cũ bị kéo xuống, một tu sĩ Baptit nói với một nhân viên của Công ty : “Tòa nhà cũ kỹ đó có một lịch sử đặc biệt.” Bài Thánh ca tuyệt diệu “Ngài dìu dắt tôi” đã được sáng tác tại đó.
Khi tòa nhà được xây dựng xong, người ta đúc một tấm bảng đồng tưởng nhớ tác giả và việc đã tạo cảm hứng cho việc sáng tác bài Thánh ca nổi tiếng nhất của ông. Tấm bảng đồng ghi “Ngài dìu dắt tôi”, bài Thánh ca mà cả thế giới hát đã được sáng tác bởi MS Tấn sĩ Joseph H.Gilmore, là con trai của vị Thống Đốc tiểu bang New Hamsphire, tại nhà của chấp sự Wattson, ngay sau khi ông giảng luận trong nhà thờ HT Baptit đầu tiên ở góc tây bắc của đường Broad và Arch, vào ngày 26-3-1862. Ngôi nhà thờ và nhà riêng của chấp sự Wattson ở ngay trên chỗ tòa nhà này, trong sự ngưỡng mộ vẻ đẹp và danh tiếng của bài Thánh ca và cũng để tưởng nhớ tác giả của bài Thánh ca đó, Công ty Liên Hiệp cải thiện khí đốt đã thực hiện tấm bảng cố định này vào ngày 1-6-1926.
Những kỷ niệm trở về, với đêm thứ tư, tháng 3-1862 : Suốt trong những ngày tháng tuyệt vọng của cuộc nội chiến, vị MS trẻ cứ giảng dạy trong ngôi nhà thờ lịch sử này. MS. Joseph Henry Gilmore đã được chuẩn bị tốt cho chức vụ của ông lúc ông 21 tuổi. Ông tốt nghiệp với lời khen tặng tại đại học đường Brown và chủng viện Thần học Newton nhiều năm trước khi Ông Bà đến Thành phố của tình huynh đệ. “Họ có chút mơ mộng rằng họ đang bước vào chuyến đi quan trọng nhất của đời mình. Mục sư chọn Thi Thiên 23 cho buổi thờ phượng giữa tuần và đặt mình vào sự dẫn dắt của ĐCT, trong một thời gian rất lâu, của những ngày tháng ảm đạm ấy. Ông nhắc đi nhắc lại câu :”Chúa dẫn tôi đến mé nước bình tịnh, đưa tôi đi trong các lối công bình”. Ông thúc giục tín đồ đi theo sự dẫn dắt của Chúa như chiên theo người chăn. Ông nài khuyên họ tìm kiếm trụ mây ban ngày và trụ lửa ban đêm như ĐCT đã ban cho dân Do Thái, dẫn dắt họ thoát khỏi vòng nô lệ tại Ai Cập để đến sự tư do nơi miền đất hứa.
Sau buổi nhóm, Ông Bà MS. Gilmore cùng đi với Ông Bà Chấp sự Wattson đến ngôi nhà đã mời họ ở, cạnh nhà thờ, phía khu trung tâm TP. MS không thể kềm chế việc giảng giải lại đề tài ông đã chọn. Đề tài ấy cứ theo đuổi ông, cho đến khi, để tìm sự khuây khoả cho tâm hồn, ông bắt đầu ghi ra vài khổ thơ trong tờ giấy, mặt sau, mà ông đã dùng để ghi chép bài giảng vừa qua:
“Chúa dìu dắt tôi, ôi ý nghĩa hạnh phước thay !... cứ dắt dẫn tôi”.
Khi ông ngừng viết thì đã có 4 khổ thơ và điệp khúc. Trong khi ông quên đi bài thơ này thì bà lại sao một bản gởi đến tòa soạn tạp chí :”Người canh gác và người phản ảnh”. Bài thơ được in lần đầu tiên. William Bradbury xem thấy và phổ nhạc ngay.
Joseph Gilmore đã giữ nhiều chức vụ cao quí trong giới tôn giáo, giáo dục và là người nhận nhiều vinh dự xứng đáng trong suốt cuộc đời 84 năm dài đầy bông trái. Ngày nay ông được nhớ đến bởi chuyến đi giảng ở Philadelphia, khi ông 28 tuổi, bởi 4 khổ thơ được thảo nhanh trong giây phút cảm hứng, bởi một người vợ nhạy cảm đủ để nhận thấy một việc làm tốt khi bắt gặp bài thơ hay, và bởi một nhà soạn nhạc không bao giờ để một bài thơ được cảm tác thoát khỏi mình.

Thánh ca 277: TÂM LINH TÔI YÊN NINH THAY
“It is well with my soul”
“Khi tôi được bình tịnh dường sông chảy theo đường đời, hoặc lắm thống bi như ba đào sôi, hoàn cảnh dẫu ra sao, Christ khuyên cứ nói sắt đinh: “Linh hồn ôi! Ta yên ninh, thật yên ninh!” Tâm linh tôi, yên ninh thay! Lòng tôi nay bình an thay, bình an thay!"
Lời thánh ca do ông Spafford viết bằng tất cả sự đầu phục Chúa trước số phận nghiệt ngã trong cuộc đời của hai ông bà: “Khi sự bình an như một dòng sông chảy ngang đường tôi đi. Khi nỗi buồn cuộn sôi như sóng biển. Dù chân tôi có ra sao đi nữa, song Ngài đã dạy cho tôi nói rằng. Yên ninh thay linh hồn tôi !”. Câu chuyện được kể lại trong niềm xúc động không nguôi, Lời ca phát xuất từ tấm lòng tan vỡ và đau đớn trước những thử thách liên tục đến với H.G. Spafford. Bi kịch xảy ra ngay trước khi lời bài Thánh ca này được viết ra cũng như liền sau khi nó được phổ nhạc.
“S.S.Ville du Hanvre” là chiếc thuyền Pháp sang trọng nhất trên biển khi nó khởi hành từ Nữu Ước vào tháng11 năm 1873. Trong số hành khách trên thuyền có bà H.G. Spafford ở Chicago đi cùng với 4 con là Maggie, Taretta, Annie, và Bessie. Ông Spafford không thể cùng đi với gia đình vì bận chuyện ở Chicago Thành phố vừa bị tàn phá bởi cơn hỏa hoạn lớn. Dầu vui vẻ vì gia đình ông cùng đi một chuyến tàu với những anh em trong Chúa, song một linh cảm không hay trước phút chia tay, đã khiến ông đổi phòng họ đã đặt đến một phòng ở phía mũi tàu. Ông chào gia đình, tạm biệt và hứa sẽ gặp họ tại Pháp trong một vài tuần nữa.
Lúc 2 giờ sáng ngày 22 – 11 – 1873, chiếc tàu sang trọng đã rời bến được nhiều ngày và đang lướt trên mặt biển yên tịnh, thình lình nó bị một chiếc tàu sắt Anh Locheair đâm vào. Trong vòng 2 giờ, chiếc SS Ville Du Havre, một trong những chiếc thuyền lớn nhất trên biển, đã chìm xuống đáy đại dương cùng với 226 hành khách. Chín ngày sau, những người sống sót cặp bến Cardiff xứ Wales, bà Spafford đánh một bức điện cho chồng vẻn vẹn mấy chữ :”Được cứu một mình”. Khi nhận được điện tín của bà, ông Spafford nói với một người bạn thân rằng “Tôi vui mà tin cậy ĐCT khi điều đó khiến tôi phải trả giá”. Đối với ông, đây là một thử thách thứ hai, đến hầu như quá sớm, ngay sau gót chân của thử thách thứ nhất. Trong trận hỏa hoạn ở Chicago ông đã mất những của cải. Trong bi kịch ở đại dương ông đã mất 4 đứa con yêu quý. Cố gắng sớm đến mức tối đa, ông đáp tàu qua Âu châu để gặp lại vợ. Trên đường đi, tháng 12 – 1873 vị thuyền trưởng gọi ông vào phòng ông ta và nói :”Tôi tin rằng chúng ta đang đi qua chỗ chiếc Ville Du Havre đã chìm”.
Đêm ấy, ông Spafford trằn trọc mãi, nhưng chẳng bao lâu, đức tin đã chiến thắng nghi ngờ, và tại giữa lòng đại dương, từ nỗi thống khổ thương tâm, ông đã viết 5 khổ thơ, khổ thơ thứ nhất là : “Khi tôi được bình tịnh dường sông chảy theo đường đời Hoặc lúc thống bi như ba đào sôi Hoàn cảnh dẫu ra sao, Christ khuyên cứ nói sắt đinh Linh hồn tôi yên ninh thay, bình an thay”
Vài tuần sau họ gặp lại, ông Spafford nói :”Tôi không mất các con tôi, chúng tôi chỉ xa nhau một thời gian ngắn thôi”.
Ông Spafford và ông Philip Paul Bliss, nhà lãnh đạo ban hát và nhà soạn nhạc vốn quen biết nhau. Cả hai nhiều lần cộng tác với Moody và Sankey trong những chuyến truyền giảng. Trong vài dịp, Bliss hướng dẫn hát khi Spafford giảng. Theo lời yêu cầu của Spafford, Bliss đồng ý phổ nhạc bài thơ trên. Thứ sáu cuối tháng 11 – 1876, tại buổi gặp gỡ ở Farwell Hall, Chicago, có mặt khoảng 1000 MS, Bliss đã giới thiệu bài “Tâm linh tôi yên ninh thay” như một bài đơn ca. Một tháng sau, ông Bliss để 2 đứa con lại với Mẹ ông rồi đi xe lửa từ Buffalo, Nữu Ước, đến Chicago, nơi một loạt những buổi truyền giảng đã được dự định bắt đầu ngay sau ngày đầu năm. Họ rời Buffalo vào trưa ngày thứ sáu 29 – 12 – 1876. Khoảng 8 giờ tối đêm ấy, lúc chuyến xe đang tiến gần Astabula, Ohio, thì cây cầu bắc ngang một thung lũng hẹp và sâu đã gãy, chiếc xe lửa cùng 7 toa hành khách đâm xuống dòng sông phủ băng bên dưới. Ngay lập tức, hỏa họan xảy ra giết chết nhiều người – những người không bị chết chìm nhưng bị nhốt lại bởi sườn tàu ngã xuống và những thanh gỗ xoắn lại – Trong số 160 hành khách, chỉ có 59 thi thể được tìm thấy và 14 người sống sót. Một trong những người còn sống thuật lại rằng : Ông Bliss có thể thoát ra được, nhưng vì bà còn bị kẹt trong đống đổ nát, ông đã ở lại bên bà, ngọn lửa đã xông tới và cả hai chắc chắn đã chết.
Bạn bè ông đã ở lại nơi xảy ra thảm họa trong 3 ngày, nhưng họ chẳng tìm thấy dấu vết gì của nhà lãnh đạo ban hát hoặc vợ ông, dầu hằng tá đồ vật đã được moi ra từ tro tàn và từ đáy sông. Họ không có một ngôi mộ trần thế nào. Bốn người con của ông Spafford chìm giữa lòng đại dương và ông bà Bliss chết trong tai nạn xe lửa ở Ohio. Nhưng bài Thánh ca với một bi kịch đi trước và một bi kịch khác theo sau, sẽ mãi mãi sống trong lòng những con cái Chúa là những người cùng một lòng với gia đình Spafford và Bliss đều có thể hát cách trung thực và khải hoàn rằng :”Tâm linh tôi yên ninh thay”.

Thánh ca 290: NƯƠNG CÁNH VĨNH SINH
“Leaning on the ever lasting arms”
“Phước bấy mối giao thân, phước bấy mối vui thần. Giờ mà tôi dựa nương tay Chúa vĩnh sinh; Lớn bấy chốn an thân, lớn bấy phước siêu trần, giờ mà tôi dựa nương tay Chúa vĩnh sinh. Quyết nương, nương vào. Bình an vượt bao nguy biến khiếp kinh. Quyết nương, nương vào. Giờ mà tôi dựa nương tay Chúa vĩnh sinh.”
Lời bài thánh ca này do Mục sư Hoffman (1839 – 1929) viết để an ủi những người có hoàn cảnh đau buồn khi chia tay với người thân yêu trên đời, câu chuyện được kể lại như sau: E.A.Hoffman ở cùng một thành phố với A.J.Showalter. Hoffman là một Mục sư sáng tác nhiều thơ thánh còn A.J.Showalter sinh năm 1858 tại Mỹ. Một hôm, Showalter nhận thơ của hai người bạn. Thật trùng hợp, cả hai đều mất vợ trong cùng một khoảng thời gian. Showalter cầm bút viết thư trả lời, nhưng chẳng biết viết gì để an ủi hai tấm lòng tan vỡ. Cả hai người đều đau buồn khi người vợ yêu thương chết đi. Sau khi cầu nguyện, câu KT Phục Truyền 33:27 hiện ra trong trí ông. Cánh tay quyền năng của Chúa nâng đỡ chúng ta. Vì vậy, ông viết ý này trong thơ trả lời :”Hãy ngã mình trong cánh tay quyền năng của ĐCT”. Đồng thời, ông cảm thấy nên viết một bài Thánh ca. Sau khi soạn nhạc và dùng ý của Phục truyền 33:27 viết lời cho phần điệp khúc, ông không viết được lời cho phần phiên khúc. Ông bèn tìm đến bạn mình là MS. Hoffman. Hoffman dựa vào ý của Showlater sáng tác 3 lời thơ chính.
Bài Thánh ca này an ủi nhiều tấm lòng đau thương khi chịu thử luyện. Dù thử thách đó to lớn đến đâu, chúng ta cũng có cánh tay quyền năng của Chúa nâng đỡ. Cho dù chúng ta không chịu đựng nổi, phải ngã xuống, cũng ngã vào vòng tay đời đời của ĐCT.

Thánh ca 291: ĐI TỪNG BƯỚC
“Step by step”
“Nhẹ nhàng thay bước theo chơn Giê Xu. Ngài đêm bước, bước đi vững an; Hằng noi theo dấu chân Ngài chăm chú. Đồng bước đi, bước đi suốt đàng. Đi từng bước, bước bước đi, theo Giê Xu tôi băng sương. Đêm ngày bước, bước bước đi, theo gót Giê Xu trọn đường.” 
Lời của bài thánh ca này do Mục sư Simpson mà tiểu sử chúng ta đã biết qua bài thánh ca 223. ĐCT ban khải thị cho những người theo Ngài không phải là toàn bộ khải thị một lúc : Từ khi ra đời cho đến khi chết. Vì Chúa muốn chúng ta dùng đức tin để nhờ cậy Ngài, muốn chúng ta dùng nhiều thì giờ tâm giao mật thiết với Ngài.
Tiến sĩ A.B. Simpson từng là MS của một nhà thờ lớn ở TP. Newyork – Hoa Kỳ. Nhà thờ này có nhiều nhà giàu có, quyền thế dự nhóm. Nhưng họ chưa mang lấy món nợ của những người chưa từng nghe giảng Tin Lành. Tiến sĩ Simpson chợt nhận ra mình thiếu nợ Tin Lành người khác. Sau một thời kỳ đấu tranh trong lòng, ông tiếp nhận ý chí của Chúa, từ chức mục sư của Hội thánh ấy.
Ông thành lập Thánh Kinh học viện đầu tiên tại Mỵõ. Cho đến nay, hàng ngàn Giáo sĩ thuộc Hội Truyền giáo Phúc Âm Liên Hiệp đã đi khắp thế giới giảng Tin Lành, Tiến sĩ Simpson cũng viết sách, giúp đỡ rất nhiều cho những người tìm kiếm Chúa trong đời sống thuộc linh.
Có nhiều người thích dùng bài Thánh ca này trong hôn lễ của họ. Nếu bạn chưa kết hôn, hãy để ý người yêu của bạn, xem họ có bằng lòng đi từng bước theo Chúa không? Nếu không, xin bạn chờ đợi thêm.
Hãy đặt tay mình trong tay Chúa và thưa rằng : Lạy Chúa, con nguyện đi từng bước theo Ngài. Bất cứ đi đâu hoặc làm việc gì, xin ý chỉ Ngài được nên trong đời sống con.
Hãy bước đi bước thứ nhất, tiếp nhận sự dạy dỗ bước đầu của Chúa, Ngài sẽ giúp chúng ta đi bước thứ hai, và những bước kế tiếp.

Thánh ca 314: TINH BINH GIÊ-XU TIẾN LÊN
“Onward, Christian soldiers”
“Tinh binh Giê Xu tiến lên! Xung phong vào trận tuyến, cờ thập tự Chúa Giê Xu, phất lãnh đạo binh thiêng; Kìa đại tướng Krist trước ta, thêm can đãm ta tiến; Nhứt tâm nhìn xem lá cờ, quyết xông pha trận tiền. Xông lên tinh binh Giê Xu! Đi như xông trận tuyến, Cờ thập giá luôn phất cao, quyết tiến ra trận tiền.”
Thánh ca không phải chỉ là những nhạc khúc buồn thảm nhưng còn là những nhạc khúc mạnh mẻ như những khúc quân hành để thúc giục đời sống con cái Chúa phải mạnh dạn trên bước đường theo Chúa. MS. S. Baring Gould, người Anh, sinh năm 1834, mất năm 1924, sáng tác bài thơ này năm 1865. Ông Arthur Sulivan, nhà âm nhạc nổi tiếng ở Anh phổ nhạc năm 1871, sinh năm 1842, mất năm 1900.
Năm 1865, MS Baring Gould sửa soạn cử hành buổi nhóm Thanh niên tại hội nghị TCN thành phố Horbury, Anh quốc. Nhóm Thanh niên ấy phải xếp hàng đi đến một nhà thờ khác trong đêm trước ngày có buổi nhóm. Ông tìm trong Thánh ca một bài tiến hành khúc nhưng không có. Đêm ấy, ông đi ngủ rất trễ để viết bài thơ : “Tinh binh Giê Xu tiến lên”. Nhóm Thanh niên rất phấn khởi vừa đi vừa hát bài thơ này theo điệu nhạc St. Alban năm 1871, Arthur Sulivan phổ nhạc bài thơ này. MS. Baring Gould cũng là một nhà văn nổi tiếng, trên 30 tuổi ông mới lập gia đình với một cô gái nghèo, ông chu cấp cho cô học tốt nghiệp Đại Học rồì mới làm lễ cưới. Hai vợ chồng yêu thương nhau và được Chúa đại dụng. Bà qua đời trước ông 8 năm, trên mộ bà có ghi: “Phân nữa cuộc đời tôi an nghỉ tại đây”.
Ông viết nhiều sách lịch sử, tôn giáo, truyện thiếu nhi ... nhưng nhiều người biết đến tên ông vì ông đã viết bài “ Tinh binh Giê Xu tiến lên”.

Thánh ca 315: TINH BINH CỦA QUÂN THẬP TỰ MAU ĐỨNG LÊN
“Stand up, Stand up, for Jesus”
“Nầy tinh binh của quân thập tự, vâng lệnh trên mau đứng lên! Cờ thiêng ta quyết giương cao hoài, ra trận xông giáo lướt tên. Dẹp tan quân thù ta cứ tiến, trông Krist lãnh đạo tấn công, kỳ cho đến lúc ca khải hoàn, Krist làm chân Chúa vô song.”
Tác giả của lời Thánh ca này được khích lệ tinh thần bởi tấm gương nhiệt thành hầu việc Chúa và trung tín với Chúa cho đến hơi thở của cùng của Mục sư D.Tyng là Mục sư tại một Thành phố ở Mỹ. Mục sư D.Tyng nổi tiếng từ khi còn là thanh niên năm 1850. Ông cực lực phản đối chế độ hắc nô, một số người ghét ông, đòi ông từ chức, nhưng ông không nãn lòng, vẫn trung tín với Chúa vì lẽ thật đánh trận tốt đẹp. Ông có ảnh hưởng lớn với thanh niên. Năm 33 tuổi, ngày 30-3-1858, ông tổ chức một buổi nhóm đặc biệt, chủ đề bài giảng là kẻ tráng niên hãy đi hầu việc Đức Giê Hô Va, Xuất 10:11. Có 5.000 thanh niên nhóm, 1.000 thanh niên đứng lên dâng mình hầu việc Chúa. Sứ điệp ông giảng lần đó là một trong những bài giảng hay và có nhiều hiệu quả tại Anh. Sau đó hai tuần ông bị tai nạn trọng thương và chết. Trước khi chết, ông lớn tiếng kêu gọi Thanh niên phải tận trung với Chúa, và yêu cầu các bạn hữu mình hát Thánh ca. Ông nói :”Hát ! Hát ! các bạn không hát được sao ?” Ông đã hát bài “Vầng đá muôn đời”.
Sau khi đưa đám tang MS. D. Tyng, lòng MS. Duffield không thể quên đi sứ điệp cuối cùng của người bạn tốt: “Tinh binh của quân thập tự mau đứng lên” và dùng ý này viết nên bài thơ Thánh. Sau đó ông dùng sứ điệp này làm đề tài giảng luận cho những Chúa nhật sau, trên nền tảng Êphêsô 6:10 sau khi giảng xong, ông đọc bài thơ này.
Bài thơ này viết lên để kỷ niệm người đầy tớ yêu Chúa và có lòng dũng cảm lớn. Ước mong chúng ta cũng đồng có một trái tim tận trung với Chúa.

Thánh ca 327: HÃY CHIẾU GIỐNG HẢI ĐĂNG
"Let the lower light be burning" 
“Lòng đại từ của Chúa Cha soi rạng. Từ lời thánh, như vọng đăng sáng. Ngài giao việc ta trông đăng tháp nầy, hằng đêm chiếu nơi biển trần đây. Mọi đời sống hãy chiếu giống hải đăng, chiếu sáng giữa ba đào hung hăng, hầu rọi đường cho bao thuỷ thủ kìa, vượt bao hiểm nguy lúc trời khuya.”
Tác giả bài thánh ca này chúng ta đã quen thuộc, Philip Paul Bliss (1838 – 1876). Ông có những đặc ân hiếm có : Giáo hội toàn thế giới có thể nghe một câu chuyện hay còn ông được cảm hứng để sáng tác một bài hát mới.
Lúc 12 tuổi, ông bị lôi cuốn vào mối thông công của Hội thánh Baptit Cherry Flast, Hat Tiôga, Pennsylvania, nhưng chẳng bao lâu ông bắt đầu tham dự vào những kỳ trại và giảng phục hưng của Hội thánh Giám lý. Khi lập gia đình, ông kết hợp với Hội thánh Trưởng Lão, mà bà là một tín đồ tích cực. Trong vài năm, ông là chủ tọa trường chúa nhật và là thành viên ban hát của Hội thánh đầu tiên ở Chicago.
Vì sự thiếu thốn của mình, ông ít được trang bị âm nhạc trong nhiều năm. Ông nghe tiếng đàn dương cầm lần đầu khi ông còn là một cậu bé 10 tuổi, đi chân đất. Bị thu hút bởi tiếng đàn đến mức ông bước vào nhà và nói với người phụ nữ đang đàn: “Ồ ! Hay quá, thưa bà. Xin bà cứ đàn nữa đi.”
Cuộc sống chật vật cũng không làm nản chí cậu bé say mê âm nhạc. Có một lần Philip Eliss viết một bản nhạc gởi cho nhà soạn nhạc nổi tiếng lúc bấy giờ là George F. Root, xin sửa giùm và nhắn theo rằng nếu như bản nhạc có vẻ viết được thì xin gửi về kèm theo một cây sáo cho cậu, vì quá nghèo cậu không có tiền để mua nó. Nhận được thư và bản nhạc của Philip Bliss, George F. Root cảm động vì lời thư bộc trực, lại ngạc nhiên vì khám phá ra một tài năng còn non nớt, quý báu như một viên ngọc cần phải được mài dũa. George F. Root trả lời thư và kèm theo một cây sáo tặng Bliss để khích lệ. Cứ như thế, mỗi lần nhận thêm một sáng tác của Philip Bliss là George F. Root gửi quà. Dần dần Philip Bliss đã đạt được thành tích đáng kể, xứng đáng với lòng mong chờ của G. F. Root.
Một buổi tối nọ, Philip Bliss chăm chỉ nghe Mục sư Dwight L. Moody giảng, ông kể câu chuyện về một viên thuyền trưởng khi tàu của ông đến gần cảng Cleveland trong một đêm tăm tối và bão tố. Sóng biển nổi lên như ngọn núi và bầu trời không một vì sao, người tài công cố gắng hướng con tàu về cảng Cleveland, ông ta biết rằng trong bóng đêm như thế này thì chỉ tìm được hải cảng và lối vào nếu giữ hướng đi như thế nào mà hai ngọn đèn ở trên bờ và ngọn hải đăng tạo thành một đường thẳng. Lúc ấy vị thuyền trưởng chỉ nhìn thấy có một ngọn đèn từ hải đăng chiếu ra, bèn hỏi người tài công :
– Anh có chắc đây là Cleveland không ?
– Chắc chắn hoàn toàn”. Người tài công đáp.
– Thế những ngọn đèn thấp hơn ở đâu ? Ông lại hỏi.
– Hư rồi, thưa thuyền trưởng”. Người tài công đáp.
– Anh có thể vào cảng được không ? Ông lại hỏi thêm.
– Chúng ta phải vào hoặc là phải chết, thưa thuyền trưởng! Đó là câu trả lời.
Dù người cầm lái có bàn tay vững chắc và tấm lòng can đảm nhưng trong đêm tối anh đã nhắm hụt lối vào và chiếc tàu đâm vào đá, gây thiệt hại sinh mạng lớn lao.
Mục sư Dwight L. Moody kết luận : “Chúa sẽ đảm trách ngọn đèn hải đăng lớn, còn chúng ta phải giữ những ngọn đèn ở dưới luôn cháy sáng.
Ngay trong đêm đó, Philip Bliss đã viết lời và nhacï cho bài Phúc âm ca này, bài “Hãy chiếu giống hải đăng” là một trong những bài nổi tiếng của ông :
“Lòng thương xót của Cha chúng ta chiếu sáng ngời, Từ đăng tháp của Ngài mãi mãi.
Nhưng Ngài giao cho chúng ta giữ những ngọn đèn dọc bờ
Hãy khiến những ngọn đèn ở dưới luôn cháy sáng
Hãy rọi một tia sáng giữa ba đào
Anh sẽ cứu thoát, giải cứu một thủy thủ nào đó đang đuối sức vẫy vùng....”
Trong đời sống hàng ngày, mỗi khi chúng ta giao dịch, tiếp xúc với nhiều người, chúng ta có thể làm chứng cho họ về Tin Lành cứu rỗi của Chúa, trừ khi chúng ta không nói thì họ không nghe được.
Keller đang hát Thánh ca trong một chiến dịch truyền giảng tại Los Angeles, California, hội trường bổng tối tăm vì mất điện. Keller bật 1 cây diêm và kêu gọi 100.000 người có mặt tại đó cùng làm như vậy. Trong một lúc lửa từ mỗi cây diêm nhỏ bé ấy thắp sáng cả hội trường. Lửa của đời sống chứng nhân Cơ Đốc có thể tỏa sáng nhưng nó có thể hữu hiệu hơn nếu được dự phần chung với ánh sáng của những chứng nhân cơ đốc khác.
Ánh sáng soi của hải đăng là Kinh Thánh, là những phương tiện truyền giảng Tin Lành. Nhưng mỗi chúng ta là một ngọn đèn thấp bé mà ánh sáng của nó cần để hướng dẫn những linh hồn thất lạc về Giê Xu Christ là bến an toàn.

Thánh ca 334: RẤT AN NINH TRONG CÁNH CHRIST
"Safe in the arms of Jesus"
“Rất an ninh tại trong cánh Krist, êm bấy trên ngực Ngài nay, bóng yêu thương Ngài bao phủ kín, ắt tâm linh an lạc thay! Kìa, thiên sứ hoan ca thi thánh, reo trong tôi nhạc điệu hay, trông quang cảnh thiên quốc hiển vinh, tại bên biển sáng ngời đây. rất an ninh tại trong cánh Krist, êm bấy trên ngực Ngài nay, bóng yêu thương Ngài bao phủ kín, ắt tâm linh an lạc thay”
Tác giả bài thánh ca này là một thiên tài đặc biệt được Chúa dùng để tôn cao sự vinh hiển và quyền năng của Ngài. Cuộc đời mù loà của bà đã trở nên sáng tươi nhờ lời của Chúa và tình yêu của Ngài. Fanny Crosby được sinh ra trong một mái nhà tranh nhỏ ở Southeast Dutnam, hạt Putran, Nữu Ước, vào ngày 24-3-1820. Bà bị mù vĩnh viễn khi chỉ mới được sáu tuần bởi một người thầy lang dốt nát, đã dùng thuốc đắp lên cặp mắt bị viêm của bà. Trước khi được một tuổi, Crosby đã mồ côi cha. Mẹ và bà của Crosby đã giáo dục cô suốt những năm còn thơ ấu. Khi Crosby lên sáu, gia đình dời đến Ridgefield, bang Connecticut, nơi họ đã sống “sáu năm thơ mộng và ích lợi”. Năm lên 9, Crosby đã sáng tác bài thơ đầu tiên. Một chiều ở ngoài đồng, Crosby đã cầu xin ĐCT sử dụng mình cho một mục đích cao quí, thanh khiết và tốt lành. Tại đó cô đã dâng cuộc đời thanh xuân của mình cho Ngài. Vài tiếng đồng hồ sau, cô trở về nhà, thảo nhanh trên giấy bài thơ đầu tiên của mình. So với lứa tuổi và điều kiện thể chất của nhà thơ thì những vần thơ này thuộc trong số những vần thơ tuyệt nhất nhất trong mọi nền văn chương :
Oh what a happy soul am I !
Although I can not see
I am resolved that in this word
Contented I will be
How many blessing I enjoy
That other people don’t
To weep and sigh because I’m blind
I can not, and I won’t
Ôi ! Tôi hạnh phúc biết là dường bao !
Dẫu mắt tôi không thấy
Song tôi đã được định rằng trong trần gian này
Tôi sẽ sống thỏa vui,
Tôi đã hưởng biết bao nhiêu phước hạnh
Mà người khác không có được Ấy là tôi không thể
Và sẽ không khóc hay thở dài, bởi vì tôi vốn mù.
Năm 15 tuổi, Crosby vào học trường dành cho người mù ở Tp. Nữu Ước. Chẳng bao lâu cô đã chứng tỏ khả năng tuyệt vời của mình trong việc sáng tác thơ văn.
Năm 1858, Crosby thành hôn với Alexander Van Alstyne, một nhạc sĩ và Giáo sư mù tại trường cho người mù Tp. Nữu Ước, nhưng bà cứ tiếp tục sáng tác và xuất bản những tác phẩm của mình dưới tên phụ nữ rất nổi tiếng của bà. Bà và ông là tín hữu Hội thánh Giám lý ở Đại Lộ thứ 13 – Nữu Ước. Mãi đến năm 44 tuổi, Crosby mới bắt đầu viết lời cho Thánh ca. Năm 1864, Crosby gặp W.B. Bradbury, nhà soạn nhạc nổi tiếng, người đề nghị bà hãy viết Thánh ca. Chẳng bao lâu, Crosby khám phá ra chức vụ thật của đời sống mình và bà trở thành “người hạnh phúc nhất trên trái đất”.
Từ đó trở đi, cho đến khi bà về với Chúa, năm 1915 (95t) Crosby tuôn đổ lòng mình vào những bài hát chinh phục người khác về với Đấng Christ.
Bà đã sáng tác gần 8.000 bài thơ trong suốt cuộc đời. Thường thì những lời bài hát đến với bà thật nhanh. Một buổi chiều mùa hè năm 1868, William H.Doane một thương gia tài giỏi và là một tín hữu Cơ Đốc, người sáng tác nhạc để tiêu khiển, đến gõ cửa nhà Crosby. Khi cửa mở, ông lao vào và nói :
– Bà Fanny, tôi có đúng 40 phút trước khi rời đây đến Cincinati. Tháng tới có một hội nghị trường Chúa nhật lớn rộng, cả tiểu bang ở Cincinati. Thêm vào những đoàn đại biểu đông đúc của người lớn, còn có nhiều thanh thiếu niên đến dự nữa. Tôi muốn có một bài TC mà tôi có thể giới thiệu lần đầu tiên ở Hội nghị này để nắm lấy những trái tim và trí tưởng tượng của các thanh thiếu niên.
Fanny mỉm cười, ngước nhìn ông với đôi mắt mù của mình và nói :
– Ông đã viết nhạc rồi phải không ?
– Làm sao bà biết được ?
– Trực giác của phụ nữ.
– Vì bà đã biết, bà cũng nên nghe. Hãy lắng nghe cẩn thận, vì chuyến xe lửa của tôi sẽ chạy trong vòng 35 phút nữa, và tôi muốn đem bài TC mới đó khi tôi đi.
Quay sang cây đàn dương cầm, ông ngồi xuống và đàn giai điệu mới của mình cách thật cảm động. Khi ông đàn xong, Crosby nói:
– Có một câu luôn reo vang trong tâm trí tôi cả ngày: “Ở bên dưới là cánh tay muôn đời.”
– Còn bài Thánh ca thì sao ?
– Bài Thánh ca ở ngay trong câu ấy, ông William ạ! Khúc nhạc của ông nói rằng “Rất yên ninh trong cánh Christ.” Còn điều gì thích hợp hơn cho các cô cậu ở hội nghị thanh thiếu niên nữa ?
Ông Doane xem đồng hồ nói có vẻ hơi mất kiên nhẫn :
– Chỉ còn 30 phút nữa thôi.
– Ông sẽ có bài Thánh ca của mình.
Crosby đi lại bàn, lấy ra một mảnh giấy, tìm cây bút rồi ngồi xuống bắt đầu viết. Sau khi viết ra nhiều vần thơ, Crosby yêu cầu ông Doane đàn lại vài lần bài Thánh ca của ông. Trong lúc ông đàn, Crosby tiếp tục viết. Khi đã xong, Crosby xếp tấm giấy lại, bỏ trong một bì thơ và trao cho ông :
– Bài hát đây, William. Ông có thể đọc trên xe lửa. Thôi, nhanh lên, ông không muốn trễ mà.
Ông Doane cám ơn, chào tạm biệt, chộp lấy mũ và phóng ra chiếc xe ngựa đang chờ ông trước nhà. Trên chuyến tàu đến Cincinati, ông mở bao thư, lấy mảnh giấy ra và đọc những gì Crosby đã viết cho khúc nhạc của ông. Khổ thơ đầu tiên và điệp khúc là :
Rất an ninh trong cánh Christ, êm bấy trên ngực Ngài nay. Bóng yêu thương Ngài bao phủ kín. Ắt tâm linh an lạc thay.
Kìa Thiên Sứ hoan ca thi thánh. Reo trong tôi điệu nhạc hay.
Trong quang cảnh Thiên Quốc hiển vinh. Tại bên biển sáng ngời đây.
Đk : Rất an ninh trong cánh Christ. Êm bấy trên ngực Ngài nay bóng yêu thương Ngài bao phủ kín. Ắt tâm linh an lạc thay.
Nhiều trong số những bài hát của Fanny Crosby được sáng tác theo lối ngược. Thay vì viết một bài thơ để cho người khác phổ nhạc, bà lại viết hẳn một vài khổ thơ của mình để đặt vào những giai điệu của người khác.
Nhiều lời có hàm ý thật cảm động, nói đến sự mù lòa của Crosby, đã được bắt gặp trong các bài hát của bà. Bài “Chúa dẫn đưa đời tôi” (TC 272) nói lên một cánh tay dẫn dắt mạnh mẽ có ý nghĩa thế nào đối với người mù. Khi đọc những bài thơ của Crosby trong quyển Thánh ca của mình, bạn có thể tìm thấy những lời hàm ý nghĩa thế nào đối với người mù khác về nỗi hoạn nạn của bà cũng như cách bà nhìn đến Chúa để tìm sự giúp đỡ không ?
Năm 1869, Crosby thăm những khu nhà ổ chuột ở Tp. Nữu Ước. Dù không thể nhìn thấy song bà có thể cảm nhận được cảnh khốn khổ của cuộc sống tại đó. Hãy cứu lấy người đang chết mất (Rescue the Perishing) là bài Thánh ca bà viết như một lời kêu gọi khắp nước Hoa Kỳ, Anh và những xứ xa hơn nữa.
Bạn sẽ thích thú nếu như bạn thử tìm xem mình đã biết được bao nhiêu bài của Crosby. Trong số những bài hát nổi tiếng “Xin đừng qua khỏi con, hỡi Chúa nhu mì” (TC 256) (Pass me not, o gentle Saviour) “Giê Xu đang êm dịu gọi tôi về” (Jesus is tenderly calling me home), “Nầy là truyện ký tôi” (TC 269) (Blessed Assurance, Jesus is mine),...
Không có một ai có thể đạt được sự toàn thiện trong thể chất hay tinh thần. Nhưng mỗi chúng ta đều có thể cố gắng phát triển một đặc điểm của mình, và giúp đỡ người khác, như Fanny Crosby đã làm. Bởi tâm tính nhiệt thành, dũng cảm và lòng tin trong Chúa Giê Xu mà cô bé mù này, người sẽ không “khóc hay thở dài bởi vì tôi vẫn mù” đã cảm thúc hàng triệu người đến một đời sống hạnh phúc và hữu dụng. Những bài thánh ca khác mà chúng ta rất thường hay tôn vinh Chúa do bà sáng tác đó là các bài thánh ca: “Lo vực người đang luân vong” số 323. “Có Giê Xu phần tôi thoả rồi” số 212, “Gần thập tự” số 193, “Dầu ác khiên đỏ như đơn hồng” số 176, “Chúa ơi! Xin dừng chơn lại gần tôi” số 256, “Chỗ kẻ đá vững an” số 267.v.v...

Thánh ca 336: GIỜ DANH SÁCH TUYÊN ĐỌC
“When the roll is called up yonder” 
“Thời gian sẽ chấm dứt lúc tiếng loa rao tin Chúa lai lâm từ trời. Bình minh sẽ chiếu ánh mãi mãi sáng choang đẹp tươi, mọi dân đắc-cứu dưới đất, lúc bay lên vui nhóm bên kia bờ rồi. Giờ danh sách khởi xướng mừng nghe Giê Xu gọi tôi. Giờ danh sách tuyên đọc, vui quá vui! Khi danh sách tuyên đọc, vui quá vui! Giøờ danh sách xướng lên thật mừng vui! Lúc danh sách khởi xướng, mừng nghe Giê Xu gọi tôi.”
J.M.Black là Trưởng đoàn thanh niên. Một hôm anh bắt gặp một cô bé nghèo khổ, đáng thương khoảng 15 tuổi. Cha cô là bợm nhậu, gia đình chẳng có niềm vui. Anh mời cô đến dự nhóm với đoàn thanh niên.
Một thời gian sau, theo lệ thường, phải điểm danh trước khi nhóm, khi đọc tên cô gái thì không có tiếng trả lời, cô không đến nhóm. Anh nói, điều đáng tiếc nhất là khi chiên con tuyên đọc danh sách, tôi không có tên trong đó. Sau đó, anh cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con có tên con trong danh sách của Ngài.”
Anh muốn tìm một bài hát có tâm tình như vậy, nhưng trong Thánh ca chưa có. Trên đường về nhà, anh ước ao sáng tác một bài Thánh ca nói lên ý nghĩa trên, nhưng biết rằng mình không đủ khả năng. Khi về đến nhà, vợ anh thấy anh ưu sầu nên hỏi han, anh chẳng trả lời. Nửa giờ sau, anh sáng tác được 3 lời thơ, rồi anh đến cây dương cầm để soạn nhạc. Thế là từ buổi tối hôm ấy, âm điệu của bài Thánh ca phổ biến như chúng ta hát ngày nay.

Thánh ca 342: TA SẼ CHUNG NHÓM Ở THIÊN HÀ
“Shall we gather at the river"
“ Phải chăng sau này họp trên sông vàng, nơi muôn thiên sứ hay lai vãng; Sông kia tuôn dòng lưu ly muôn đời, lưu ra từ ngôi Đức Chúa Trời. Vâng, ta sẽ chung nhóm ở Thiên hà, là sông đẹp xinh, đẹp xinh không thể thuật ra; Sông đây nơi họp của Thánh dân muôn đời, sông tràn từ ngôi Đức Chúa Trời.”
Tác giả của bài thánh ca chứng kiến cái chết của nhiều người trong một cơn dịch bệnh, những người mất vợ, những kẻ mất chồng, những đứa con mất cha mẹ, những cha mẹ mất con cái.v.v... Thảm cảnh thê lương này nếu không có gì an ủi hoặc nhắc nhở về một nơi sum họp tương lai chắc sẽ còn làm cho nhiều người kéo dài cuộc sống đau thương khốn khổ hơn nữa. Trong bối cảnh này lời Chúa đã cảm động và nhắc nhở Mục sư Lowry phải đem lại sự an ủi cho mọi người. Mặc dù MS Robert Lowry nói rằng : Tôi thích giảng một bài giảng hơn là viết một bài Thánh ca song ông cứ được nhắc đến qua những bài hát hơn là những bài giảng của ông. Thực tế là nếu không bởi những bài Thánh ca của ông thì tên ông khó được nhớ đến dầu ông chẳng có một sự học hỏi âm nhạc chính qui nào cho đến sau sinh nhật thứ 40. Có thể thật không bình thường để chờ mong một giáo sư đại học sáng tác một bài hát được công chúng ưa thích. Nhưng Lowry, giáo sư khoa hùng biện đại học đường Buckneil đã viết lời và nhạc của một bài hát gây đổ nước mắt nhất trong thời đó có tựa là “Đứa con vắng mặt”. Bài hát được biết cách gần gũi hơn bởi dòng thứ nhất: “Đứa con lang thang của tôi ở đâu đêm nay ?” Không còn nghi ngờ gì nữa bài hát đã nảy sinh bởi chỉ một câu hỏi của một tín đồ khi ông đi thăm viếng từng gia đình trong Hội Thánh mình.
Khi được hỏi ông đã sáng tác các bài hát của mình như thế nào, vị tu sĩ Baptit này trả lời: “Tôi xem xét tâm trạng của mình và khi có bất cứ điều gì đó đập vào tâm trí tôi thì bất kể tôi đang ở đâu, tôi ghi nhanh ra giấy, không kể lời hay nhạc, thường thì bên lề của một tờ báo hay mặt sau của một bì thư. Thông thường lời và nhạc được viết cùng một lúc”.
Lowry đã có một đóng góp hiển nhiên vào âm nhạc Trường Chúa nhật khi ông sử dụng tốt phần điệp khúc. Ông nhận thấy rằng phần này cần thiết không chỉ để hoàn tất ý nghĩa của các khổ thơ, song cũng giúp các em nhỏ, vốn chưa biết chữ, có thể hát chung với người lớn. Ông dạy phần điệp khúc cho lũ trẻ và khuyến khích chúng hát với người lớn sau mỗi phiên khúc.
Sau những năm hầu việc Chúa tại các HT Baptit ở West Chester, Pennsylvania và TP Nữu Ước, ông đến Brooklyn (Nữu Ước) làm người chăn bầy cho HT Baptit ở đó. Mùa hè năm 1864, thời tiết oi bức và ẩm ướt lạ thường. Trong những ngày nóng bức cực độ này, một tấn kịch bắt đầu quét ra trong các đường phố, ngõ hẻm của đô thị đông nghịch người ấy. Hết người này đến người kia ngã xuống và cơn dịch thay vì giảm bớt, lại có vẻ nổi thịnh nộ, số bệnh nhân ngày càng tăng lên làm hàng trăm người chết, nhiều người đang nằm chờ chết. Robert Lowry tận tuỵ đi thăm từ nhà này sang nhà khác, ủy lạo người bệnh, an ủi người có tang. “Thưa Mục sư, chúng tôi đã chia tay nhau ở tử hà, liệu chúng tôi có gặp nhau ở sinh hà không ?” Người ta cứ hỏi mãi ông câu ấy. Ông an ủi họ :”Gia đình này tan vỡ thì sẽ lại toàn vẹn ở dòng sông của sự sống chảy bên ngai ĐCT. Theo ý Khải 22 : 1 “Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi ĐCT và Chiên con chảy ra”. Ông nhắc đi nhắc lại lời hứa này với hàng trăm gia đình. Khi hết nhà này đến nhà kia trong sự tang chế, khi bạn bè và người thân nằm xuống hàng loạt.
Vào lúc xế trưa một ngày nọ, cái nóng tàn bạo hơn mọi ngày, số người chết tăng thêm nhiều hơn, vị Mục sư mệt mỏi đi vào phòng khách. Ông ngồi vào cây organ nhỏ bé của mình, cố tìm sự xoa dịu, giải thóat trong âm nhạc, và cũng để tìm lối thoát cho những cảm xúc bị đè nén trong lòng ông. Ông nghĩ về những đứa trẻ, “Những Thiên sứ quí báu của ĐCT, đã không chịu nổi sự tàn hại của trận dịch, và về những người đã ra đi trước. Đột nhiên, lời và nhạc của một bài hát mới bắt đầu tuôn ra như thể bởi cảm hứng vậy. Chẳng mấy chốc ông cất tiếng hát :
“Phải chăng sau này họp trên sông vàng.... từ ngôi ĐCT”
Năm sau, 1865 bài hát được in trong tập : “Những giọng hát hân hoan.” với tựa đề: “Gặp nhau trong đời sau”. Từ đó, bài hát ấy được in trong những quyển Thánh ca và là bài hát của nhiều giáo phái.
Khi William Bradbury mất, Tấn sĩ Lowry được Cty Bigelow và Marn chọn kế tục, và trong điều kiện ấy, ông cho in rất nhiều quyển bài hát trường chúa nhật.
Dù đã bị sử dụng cách sai lầm bởi một vài giáo phái, hay bị đã kích, phê bình sai lầm bởi những nhóm khác, hoặc là đầu đề cho rất nhiều trò cười nhạo thô thiển của vài diễn giả công cộng, bài Thánh ca “Ta sẽ chung nhóm ở Thiên Hà” vẫn còn an ủi nhiều tấm lòng tan vỡ và làm mạnh mẽ những tấm lòng phiền muộn, với lời bảo đảm về sự tái ngộ sẽ đến với những người thân yêu, những người mà “chúng ta đã yêu trong một thời gian dài và mất đi trong thời gian ngắn”.

Thánh ca 344: MIỀN VINH HIỂN
“The sweet by and by"
“Miền vinh hiển kia rạng soi hơn ô vàng, nhờ lòng tin ta trông thấy cảnh hiển vinh; Vì Cha ở bên kia mong ta trọn đàng, Ngài đang sắm cho phần ta nơi đẹp xinh. Trong chốn ấy rất êm dịu, bờ bên đó thoả mãn bấy ta gặp nhau. Trong chốn ấy rất êm dịu, bên bờ đẹp nơi chúng ta mong gặp nhau.”
Có những bài thánh ca được soạn trong nơi thanh vắng với lòng suy tư, trầm lắng. Nhưng cũng có lúc Thánh Linh Chúa ban cho một bài thánh ca được sáng tác trong một hoàn cảnh hết sức lạ lùng như một phương thuốc để chửa trị lòng người, bản thánh ca này được sáng tác và soạn nhạc trong một hiệu thuốc tây. Bài hát đã ra đời vì dược sĩ Samuel Fillmore Bennett, 31 tuổi đã kê một toa thuốc đúng lúc.
Ông là một người thuộc hạt Eric, Nữu Ước, Bennett cùng gia đình chuyển đến Elkhon, Wisconcil vào giữa thế kỷ 19, nơi ông lớn lên và trở thành chủ bút một tờ báo tỉnh nhỏ, tờ Độc Lập. Khi cuộc nội chiến nổ ra, ông gia nhập quân đội và trực thuộc đơn vị tình nguyện Wisconcil thứ 40, và ở trong quân ngũ cho đến khi cuộc chiến chấm dứt vào năm 1865. Trở về Elkhon, ông mở một hiệu thuốc lúc đó còn gọi là cửa hàng bào chế và bán dược phẩm, dược cụ.
Trong vòng bạn bè Bennett có Joseph P.Webster, một nhạc sĩ địa phương có tài người vừa mới đi một vòng các tiểu bang Miền Bắc với ban tứ tấu do chính ông thành lập. Suốt hai năm sau đó, hai người đã hợp tác với nhau rất nhiều, Bennet viết lời bài hát, còn Webster, vốn là một nhạc sĩ violon tài năng, soạn nhạc.
Một buổi sáng cuối mùa thu năm 1867, một phụ nữ bước vào hiệu thuốc và nói với ông chủ:
– Ông Bennett này, cách đây mấy phút tôi gặp bạn ông, ông Joseph Webster. Ông ta có vẻ như vừa mất một người bạn tốt nhất của ông ta vậy đó, có chuyện gì thế ?
– Ông bà biết mấy ông nhạc sĩ thế nào mà, nay thì nóng, mai thì lạnh. Nhưng nếu bà muốn biết làm sao để chữa trị ông ta thì tôi sẽ kê cho bà một toa thuốc chưa bao giờ thất bại.
– Toa thuốc ấy viết bằng tiếng La Tinh?
– Không, toa thuốc ấy viết bằng tiếng Anh đơn giản mà chúng tôi dùng hằng ngày. Bà biết đó, tôi và Joe đã bỏ công sức cho quyển bài hát mới của chúng tôi trong gần hai năm nay. Ông ấy viết nhạc cho những bài thơ của tôi. Cứ lần nào ông ta đến đây mà trông có vẻ buồn bã u sầu và chán nản, tôi để ông ta một mình trong chốc lát, nếu ông ta không bứt mình ra khỏi tình trạng ấy thì tôi sẽ vực ông ta ra bằng cách viết một bài thơ mới cho ông ta phổ nhạc. Đó là toa thuốc đặc biệt của tôi. Khi ông ta bắt đầu nghĩ về một điệu nhạc mới thì ông ta quên mất những nỗi lo lắng phiền muộn của mình và trở nên thư thái trong nháy mắt.
Nghe vậy, bà khách cười, lắc đầu, cầm lấy túi đồ của mình ra về. Một chút sau đó, Webster đi vào hiệu thuốc, chẳng nói chẳng rằng, cũng chẳng liếc chào mà đi ngay đến lò sưởi. Chờ đợi ít phút, Bennett nói :
– Chào Joesph. Khi bạn chẳng trả lời ông nói thêm.
– Sớm muộn gì ông cũng nói, vậy nên nói hết những gì trong lòng ông ngay bây giờ đi. Chuyện gì đã xảy ra vậy ông bạn ?
Webster bắt đầu đổ ra tất cả những nỗi nhức nhối, đau đớn, chán nản, thất bại chồng chất, trong khi Bennett yên lặng lắng nghe. Cuối cùng ông kết thúc bằng câu :”Thôi, tôi nghĩ chẳng ích lợi gì để mà cứ nóng nảy như vậy. Rồi đây mọi điều sẽ tốt đẹp trong miền vinh hiển”.
– Cái gì ? Anh vừa nói gì đó hở Joe ?
– Tôi vừa nói rằng rồi đây mọi điều sẽ tốt đẹp trong miền vinh hiển. Bỏ người bạn ngồi bên lò sưởi, nhà dược sĩ đi đến bàn mình, cầm lên một tờ giấy và bắt đầu viết. Hai khách hàng bước vào tiệm, nhưng vị chủ nhân từ chối phục vụ họ cho đến khi ông hoàn tất công việc đang làm. Vì thế họ được Webster tiếp chuyện. Khi một khách hàng nói với bạn mình rằng : Ông Webster trông giống như vừa rơi vào đống rác vậy. Vị nhạc sĩ trả lời :”Xin các ông khỏi lo cho tôi. Tôi vừa mới bảo với Sam rằng rồi đây mọi sự sẽ tốt đẹp trong miền vinh hiển”.
Bennett đứng lên, rời bàn đi lấy viết và mực ở quầy gần bên rồi tiếp tục viết. Vài phút sau, ông đưa tờ giấy cho Webster và nói:
– Đây là đơn thuốc của anh, anh Joe. Tôi hy vọng nó sẽ hiệu nghiệm như trong quá khứ vậy.
Wesbter liếc nhìn tờ giấy và đọc to những gì bạn ông đã viết :
“Miền vinh hiển kia rạng soi hơn ô vàng ... mong gặp nhau”.
Cầm cây violon lên, Wesbter bắt đầu phổ ngay một giai điệu đơn giản cho mấy khổ thơ mới. Trong chốc lát, ông đã ngâm nga điệu “điệp khúc”.
Wesbter nói : – Đưa cho tôi tờ giấy, để tôi có thể ghi nhanh những nốt nhạc.
Ông dạo qua điệu hát 2, 3 lần rồi nói với bạn và những người khách : – Chúng ta họp thành ban tứ ca nhé ! Hãy cùng hát bài này xem thử thế nào.
Khi họ đang hát bài “Miền vinh hiển” lần đầu tiên thì R.R. Crosby, chú của bà Bennett bước vào. Sau khi họ hát xong lời hai, ông nói :
– Thưa các ông, bài hát hay quá. Khi đang băng qua đường, tôi nghe thấy tiếng hát và không thể không bước vào để lắng nghe.
Vài ngày sau, bài hát được giới thiệu với công chúng : trong vòng hai tuần lễ, bài hát mà hai vị dược sĩ và nhạc sĩ đã sáng tác mất không đầy nửa giờ đã được các Thanh niên ở Elkhon hát. Được in trong quyển “The Signet Ring”, Hội ấn chứng, của Wesbter và Bennett vào năm 1868. Bài hát này trở thành bài hát phổ biến nhất và thành công nhất mà hai ông đã từng sáng tác. Nguyên thủy, bài miền vinh hiển chỉ được viết trên một tờ giấy khổ 5×7 inch (13×18) nhưng bài hát ấy đã đủ tầm vóc để đi vào lòng của tín hữu Cơ Đốc trên toàn thế giới.

Thánh ca 355: QUYẾT RAO TIN LÀNH
“To the regions beyond”
“Giờ đây tôi quyết đi đến chốn xa xăm mịt mù, là nơi chưa truyền danh Giê Xu. Nguyền lấy cổ tích hay truyền cho kẻ chưa am tường Tin lành đạo ân điển, nguồn yêu thương. Nầy tôi quyết rao Tin Lành, miền xa xăm, vùng hẻo lánh. Để muôn dân, nhận cứu ân, nhờ chân Chúa, chuộc hồn thân.”
Bài thánh ca này do Mục sư A.B. Simpson sáng tác bài thơ năm 1885, sau đó con gái ông là Margaret Simpson đã phổ nhạc.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, tiến sĩ A.B.Simpson sinh năm 1843, lần lượt phục vụ qua nhiều Hội thánh. Trải qua nhiều thử nghiệm, ông cảm thấy cần phải học tập đời sống đức tin. Về sau, được Chúa Khải thị, ông cảm nhận rằng trên khắp thế giới còn nhiều dân tộc chưa có cơ hội nghe giảng Tin lành. Nhớ đến sứ mạng Chúa giao trong Mat 28 : 19 – 20 lòng ông cảm thấy bất an. Sau đó ông quyết định từ chức ở một Nhà thờ lớn tại New – York, Hoa Kỳ. Năm 1887, ông sáng lập Hội truyền Giáo Phúc âm Liên Hiệp, theo tôn chỉ đem Tin Lành đến những nơi chưa được nghe giảng Tin Lành. Sau đó, ông sáng lập Thần học viện, đào tạo nhiều giáo sĩ đi ra truyền Tin Lành ở những nơi xa xôi. Ông cũng sáng lập một nguyệt san thuộc linh, ra hàng tuần. ÔÂng cũng viết nhiều sách thuộc linh.
Phần điệp khúc : “Miền xa xăm tôi quyết rao Tin Lành”, thể hiện tâm tư sâu sắc của ông. Nhiều người hát bài Thánh ca này, hết lòng dâng hiến cho việc rao truyền Tin Lành. Đây là mục đích ông cầu xin Chúa từ đầu, và Chúa đã làm trọn.

Thánh ca 364: GIÊ XU HẰNG YÊU MẾN TÔI
"Jesus loves me"
 “Hằng ngày lòng nầy thật mừng vì Cha minh chánh, ơn yêu thương cao sâu Ngài sách thánh ghi tường; Mọi điều lạ lùng từng tìm được trong Kinh Thánh, duy Giê Xu yêu tôi là quí báu phi thường. Giê Xu yêu tôi, Chúa mến tôi trọn đời, Ngài đầy lòng yêu, Ngài yêu tôi mãi: Giê Xu yêu tôi, khiến tôi vui mừng hoài, Giê Xu hằng yêu mến tôi.”
Đây là bài hát mà Philip Bliss đã sáng tác trong năm 1870. Một lần trong buổi nhóm phấn hưng, cả hội chúng cất tiếng hát lớn : “Chúng tôi thật yêu mến Giê Xu” và hát đi hát lại nhiều lần. Trong lúc nghe hát, Philip Bliss nảy sinh trong lòng một suy nghĩ : “Ôi ! thật vô ích nếu chỉ nói chúng ta yêu Giê Xu mà không nói tại sao chúng ta yêu Ngài. Chính Ngài đã yêu chúng ta bằng tình yêu tuyệt vời của Ngài”. Thế là ông cầm bút viết bài Thánh ca “Giê Xu hằng yêu mến tôi”. Lời ca thân thuộc như in sâu trong lòng chúng ta từ khi còn nhỏ bé, êm ái như tiếng mẹ ru từ những năm tháng xa xôi trong quá khứ. Chính lời ca ấy đã đưa chúng ta vào đời, trưởng thành trong tình yêu Thiên Chúa. Có tình yêu nào sánh được tình yêu Giê Xu đã hy sinh chính mạng sống mình, chịu nhục hình trên thập tự vì tội lỗi của tất cả mọi người. Bằng tình yêu tuyệt vời Chúa đã thể hiện một lần trọn vẹn là sự chết của chính Ngài.
Đường đời nguy nan, có Chúa luôn bên mình, yêu thương tôi dù bao phen tôi bội bạc cách xa chân Chúa. Tai văng vẳng lời yêu dấu : “Hỡi con ! Ta yêu con bằng tình yêu muôn đời chẳng phai”.
Ôi ! Kỳ diệu thay tình yêu Thiên Chúa ! Lòng tôi hát khúc hoan ca chẳng thôi vì Giê Xu hằng yêu mến tôi.

Thánh ca 383: HIẾN CẢ THẢY CHO NGÀI
“I surrender all"
“Xin dâng hết thảy cho Giê Xu, tôi tình nguyện hiến chính thân thể này; Luôn yêu mến trông mong nơi Chúa thôi, hằng ngày sống dưới ân điển Ngài. Hiến cả thảy cho Ngài, hiến cả thảy cho Ngài, lạy Giê Xu, tôi hiến cả thảy đây, hiến cả thảy cho Ngài.” 
Tác giả bài thơ là ông J.W.Wan Deventer, là một mỹ thuật gia, từng bỏ nhiều thời gian và tiền của để chuyên tu mỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp Đại học ông giữ chức Giáo Sư mỹ thuật. Một hôm ông đi dự một buổi nhóm phấn hưng, tại đó ông bằng lòng dâng mình cho Chúa. Lúc đầu, ông làm chứng vì nghĩa vụ, nhưng Chúa trọng dụng ông, nhiều người tin Chúa qua lời làm chứng của ông. Sau đó, các lãnh tụ Hội thánh khuyên ông dành tất cả cho Chúa sử dụng. Lòng ông có sự tranh chiến, vì ông yêu ngành mỹ thuật. Thời gian này kéo dài 5 năm. Một hôm được Thánh Linh cảm động, ông chịu đầu phục Chúa, từ bỏ chức vụ Giáo sư mỹ thuật, dâng hiến đời mình, ông được Thánh Linh ban cho ân tứ về âm nhạc. Ông viết lời và nhạc các bài Thánh ca. Trong lúc ông tổ chức truyền giảng, Chúa ban cho ông bài thơ “Hiến cả thảy cho Ngài” để kỷ niệm việc ông dâng đời mình cho Chúa.
Một người thật sự kính yêu Chúa mới có thể bày tỏ kinh nghiệm theo Chúa. Ngược lại, nếu không có lòng dâng hiến triệt để, người ấy không thể có được sự bình an thật và các phước hạnh ngọt ngào.
Người soạn nhạc bài Thánh ca này là ông Weeden, bạn của ông Deventer. Hai ông thường cùng nhau tổ chức và chủ trì các buổi truyền giảng. Một người giảng, một người lo âm nhạc. Một bài Thánh ca do Thánh Linh cảm động viết nên, giúp ích cho chính mình lẫn nhiều người khác. Chúng ta biết rằng một bài Thánh ca có hiệu quả lớn, chẳng bởi ý riêng của một người viết nên mà là có Thánh Linh cùng làm việc, để người ấy viết ra những kinh nghiệm sống động. Ước gì sự dâng hiến của chúng ta cũng hết lòng như tác giả.

THẬP TỰ XƯA
"The old rugged cross"
“Thập tự xưa sừng sững cao, dựng tận trên sườn núi xa, như tiêu biểu cho muôn sầu khổ sỉ nhục. Lòng tôi yêu thập giá xưa, nơi vua vinh diệu chí cao, thay nhân thế hư hoại chết cách đau thương. Lòng tôi say mê bóng dáng thập tự xưa. Vui lòng đầu phục tận hiến cả cuộc đời. Lòng ôm ấp mối quyến luyến với thập tự. Sẽ biến nên mão vinh diệu cho chính tôi.”
MS. George Bennard sinh ở vùng Young – Ohio. Cha ông mất năm ông 16 tuổi, để lại gánh nặng gia đình gồm bà mẹ và 4 em gái trên vai người thiếu niên này. Vì thế ông không thể học hành như ý muốn trong sự chuẩn bị cho sự hầu việc Chúa sau này. Vài năm sau, gia đình ông chuyển đến Illinois. Tại đây, ông lập gia đình. Ông và bà được huấn luyện phục vụ một thời gian như nhân viên trong tổ chức Cứu thế quân mà sau này kết hợp với Hội giám lý. Ông hợp tác với Hội thánh Methodist Episcopal và trở nên nhà truyền đạo liên giáo phái. Bạn bè cổ vũ ông phát huy tài năng của mình và họ đã làm hết sức mình để giúp đỡ ông thành đạt việc này. Suốt trong những năm đầu của chức vụ, ông đã luôn cầu nguyện cho một sự hiểu biết trọn vẹn về Thập tự giá và chương trình của Thập tự giá trong Cơ đốc giáo. Kết quả là ông đã dành rất nhiều thì giờ để nghiên cứu, cầu nguyện, suy gẫm cho đến khi ông có thể nói: “Tôi đã thấy Đấng Christ của Thập tự giá như thể tôi đang thấy. Ngài mặc lấy hình dạng con người và hành động bằng ý nghĩa của sự cứu chuộc.” Suốt trong những ngày này, đề tài “Thập tự xưa” đã đến với ông năm 1913, tại Abbion, Michigan. Ông kể lại rằng, chủ đề của bài hát đến với ông trước, sau đó ông soạn nhạc, và sau một cuộc thử thách đức tin qua chính đời sống mình, ông mới sáng tác ra lời của bài hát.
Những cuộc truyền giảng ở Michigan và Nữu Ước đã ngăn trở ông viết ra bài hát ông muốn. Trên chuyến hành trình trở về Michigan, ông trãi qua một kinh nghiệm khá gay go. Khi ông cảm nhận được ý nghĩa lời của Thánh Phaolô : Thông công trong sự thương khó của Đấng Christ.
Những cảm xúc cá nhân cùng với những thành công trong kỳ giảng phục hưng đã khiến ông có thể đạt đến chỗ tập trung hơn bao giờ hết. Cuối cùng, bài hát được hoàn tất tại tư thất Hội thánh Giám lý ở Pokdagon, Michigan. Lúc ấy, một loạt những buổi thờ phượng ở Hội thánh Pokdagon cũng được xếp đặt. Ông cầm lấy cây ghi ta thân yêu của mình và nhờ ông bà chủ nhà, Mục sư và bà L.O.Bostwich nghe những lời thơ khi ông đàn và hát. Trong gian bếp của tư thất Hội thánh, ông bà Mục sư chủ nhà là những người đầu tiên thưởng thức bài “Thập tự xưa” do chính tác giả trình bày. Ông hát xong và hồi hộp hỏi: “Được không ?” Mục sư Boswich trả lời : “Đức Chúa Trời đã ban cho ông một bài hát bất tử. Không một bài nào đã làm chúng tôi cảm động bằng bài hát này”. Lập tức họ xin ông quyền xuất bản bài hát để phổ biến cho nhiều người biết. Đêm 7-6-1913, Mục sư Bennard giới thiệu bài hát “Thập tự xưa” tại một Hội thánh gần đó và xin ban hát 4 giọng đã hát bài Thánh ca ấy từ những ghi chép bằng bút chì của ông. Thành viên của ban hát lịch sử ấy gồm : Frank Virgil, Olive Mars, Clara Virgil, William Thaldorf và Florence Jonen, cũng là nhạc sĩ organ đầu tiên đàn hát bài mới ấy. Hằng năm, ngày “Thập tự xưa” được giữ ở Hội thánh này và tên của những người hát đầu tiên cùng ý nghĩa của sự kiện này đã được khắc trên một tảng đá to gần đó.
Ngay lập tức, bài hát trở nên phổ biến. Được giới thiệu trước một Đại hội đồng lớn ở Thần học viện Chicago, Illinois. Danh tiếng của bài hát nhanh chóng lan tràn khắp thế giới Cơ Đốc. Tác giả gởi một bản sao đến Charles H.Gabriel, nhà soạn nhạc Thánh, hòa âm, phối âm nổi tiếng và ông này đã giữ lại nó với lời tiên tri : Ông sẽ nghe từ bài hát này ...
Ở khắp mọi nơi như tư gia, buổi nhóm, bệnh viện, nhà thờ ... bài hát đều trình bày sứ điệp của nó. Ngay các phạm nhân trong tù cũng gọi là : “Bài Thánh ca của tù nhân”. Ông Homer Rodeheaver, một nhà truyền đạo hay hát, một người chuyên xuất bản Thánh ca rất nổi tiếng, đã tiếp tục lan truyền ảnh hưởng của bài hát này tại bất cứ nơi nào ông đặt chân tới. Cuối cùng, đài phát thanh đã sử dụng đến bài hát và đạt đến kết quả như ta thấy ngày nay.
Thánh Phaolô đã viết : “Đức Chúa Trời cấm tôi khoe (hãnh diện) trừ ra khoe Thập tự giá của Chúa Giê Xu Christ của chúng ta (Ga 6 : 14). Được cảm hứng bởi lời này, John Browing sáng tác bài Thánh ca “Đời tôi lấy Thập tự làm hiển vinh”.
Từ trong bóng đêm nghèo nàn, thống khổ, với sự tự nguyện cầu của mình, George Bennard đã hát về năng quyền của Thập tự, và càng ngày bài hát của ông càng được thêm nhiều người biết đến.
Với năng lực tối cao của Thánh ca, để chữa lành tâm linh, để khích lệ, an ủi và thêm sức cho lòng người bài Thập Tự xưa chứa đựng một nhiệm vụ, một sứ điệp sẽ còn tồn tại lâu dài.
Một cây Thập tự bằng gỗ cao 3,6m, đứng bên vệ đường gần Thành phố Reed Michigan, đã làm vinh danh nhà biên soạn. Trên cây Thập tự ấy có ghi dòng chữ “Thập tự xưa”. Aáy là một dấu hiệu nhắc nhở khách qua lại rằng :”Nơi đây là nhà của tác giả Mục sư George Bennard”.
Những bài hát do Phaolô và Sila hát giữa đêm khuya đã gây một trận động đất ở nhà giam, thành Philip. Bài hát George Bennard hát từ giữa đêm tối của tâm linh ông đã gây nên một cơn chấn động thuộc linh trong vô số tấm lòng và đem không biết bao nhiêu con người đến với Thập Tự mà ông đã hát một cách hùng hồn.

LỚN BẤY DUY NGÀI
“How great thou art”
“Khi xem muôn vật do tay Chân Chúa sáng tạo chúng. Cứu Chúa của tôi! Lòng cảm xúc bao kinh sợ. Tôi xem sao trời, tôi nghe muôn tiếng sấm rền nổ, khắp khắp đó đây, quyền của Chúa ôi vô bờ.
Hồn ngợi khen Chúa, Cứu Chúa tôi Đức Chúa Trời. Lớn bấy duy Ngài. Quyền bính thay Ngài. Hồn ngợi khen Chúa. Cứu Chúa tôi Đức Chúa Trời. Duy Ngài đại năng, cao cả quyền oai.”
Theo lời kể của GEORGE BEVERLY SHEA: Trong chiến dịch truyền giảng tại vận động trường Harringay (Luân Đôn) năm 1954, bạn tôi là ông Andrew Gray ở nhà xuất bản Pickering và Inglis trao cho tôi một truyền đạo đơn gồm 04 trang trong đó có 1 bài ca mới. Chúng tôi nhận được nhiều sự đóng góp theo cách này, và ban đầu tôi không xem kỹ bài này, nhưng tôi nhận ra rằng nó có lời Anh và Nga, và có tựa rất tôn kính mạnh mẽ : “How great thou art” (Chúa lớn bấy) Vài tuần sau, tôi học biết bài ca mới này của S.K. Hine là kết quả của gần 7 năm hoạt động văn chương, có sự đóng góp của nhiều tác giả và dịch giả. Bài được viết trước tiên vào năm 1885 hoặc 1886 tại Thụy Điển với Mục sư Carl Boberg, nhà truyền giáo danh tiếng cũng là nghị viên của Quốc hội Thụy Điển trong 15 năm. Nguyên tựa của bài là “O great God” (ĐCT cao sâu thay) Bài dịch ra Anh văn ấn hành năm 1925 dưới tựa “O mighty (ĐCT quyền năng thay), nhưng không được ưa thích và phổ biến lắm. “How great thou art” đến Hoa Kỳ rất là dài dòng. Bản dịch Đức Ngữ được dịch từ nguyên bản tiếng Thụy Điển bởi Manfred von Glehn năm 1907. Năm năm sau, 1912 Mục sư Ivan S. Prokchanoff được biết như là Martin Luther của nước Nga mới – cho xuất bản ở Petersburg bằng tiếng bản xứ có lẽ dịch từ bài của Glohn. Bài này được in trong tập có tựa “Cymbals”, gom góp những bài thánh ca dịch từ nhiều thứ tiếng. Tựa của tập hát này được lấy trong Thi Thiên 150:5 (Cymbals : chập chỏa).
Năm 1922, nhiều tập hát của Prokchanoff, trong đó có Cymbals, được tập họp thành 1 cuốn lớn là “Bài ca của Cơ đốc nhân”, được xuất bản bằng tiếng Nga ở New York City, được ủng hộ bởi bạn của Prokchanoff. Quyển này khiến cho ông bà giáo sĩ Stuart và Hine chú ý đến bài “How great thou art” và sử dụng để truyền giảng rất nhiều tại Đông Ukraine (Nga). Sau nhiều năm tôn vinh bằng Nga ngữ, ông Hine dịch 3 đoạn sang Anh ngữ. Khi đệ nhị thế chiến bùng nổ, ông bà Hine về Anh Quốc, và đoạn thứ tư được thêm vào năm 1948.
Toàn bộ bài được in năm 1949 trong 1 tờ báo Tin Lành Liên Xô do ông Hine xuất bản. Trên khắp thế giới các giáo sĩ yêu cầu cho in lại bài này và nó là một trong những truyền đạo đơn mà chúng tôi nhận được vào năm 1954. Chúng tôi tôn vinh bài này đầu tiên trong chiến dịch truyền giảng tại Canada năm 1955. Cliff Barrows và ban hát lớn của ông đóng góp phần điệp khúc... Không lâu sau đó chúng tôi dùng bài này trong “Giờ quyết định” (Hour of decision) và trong các chiến dịch truyền giảng ở Mỹ. Ở kỳ họp tại New York năm 1957, ban hát gia nhập với tôi để tôn vinh 95 lần. Nó đã trở thành bài nồng cốt trong mỗi tối ngợi khen Chúa.
Đọc đoạn đầu của bài hát, chúng tôi liên tưởng đến Thi 19:1. Carl Boberg có lần nói cảm hứng của bài là vẻ đẹp của đồng cỏ và hồ ở Thụy Điển sau 1 cơn mưa rào mùa thu.
Stuart Hine cũng viết rằng bản dịch Anh ngữ của ông được thành hình sau một cơn giông tố ở núi Carpathian trong một ngôi làng tại Tiệp Khắc, nơi ông tìm chỗ trú qua đêm. Trong một dịp khác sau này, ông viếng thăm vùng núi Bukovine ở Rumani, và nghe một nhóm tín đồ trẻ tuổi khởi hát với mandoline và guitar trong cảnh đẹp đẽ của rừng núi. Bài họ hát là “How great thou art” với bản Nga ngữ của Prokcharroff, và chính trường hợp này đã cảm động Hine sáng tác đoạn 2.
Phải, ĐCT nói chuyện với chúng ta qua sự sáng tạo của Ngài, trời đất rao sự vinh hiển của ĐCT. Nhưng lớn hơn nữa là sự cứu rỗi dành cho chúng ta. Khôn ngoan thay ! Yêu thương thay ! Như đoạn 3 nói rằng, sự lớn lao hơn sự suy tưởng của tôi, “Tôi không thấu hiểu nổi”.
Ông Hine cũng nói rằng đoạn cuối được sáng tác sau đệ nhị thế chiến, khi nhiều người chạy tị nạn từ Đông Âu sang Anh. Dầu họ tìm được an toàn và tự do, câu hỏi thường được đặt ra với họ là “Khi nào chúng ta trở về quê hương”. Chỉ khi nào chúng ta tới được quê hương trên trời mới hiểu được ĐCT cao cả như thế nào. Như Phao Lô nói : ICor 13:12 trong ngày ấy chúng ta sẽ “Hạ mình khiêm nhường tôn thờ Ngài” và tung hô “ĐCT cao cả thay !”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))